Tuyệt đối không được cho con đứng đằng trước xe máy

12:00, Thứ tư 21/10/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Cho bé ngồi đằng trước người lái xe máy không hề an toàn như nhiều bố mẹ lầm tưởng.

Ngày 04/12/2014, Bệnh viện Nhi đồng 1 nhận cấp cứu cho một trường hợp trẻ bị tai nạn giao thông nghiêm trọng do ngồi phía trước xe máy. Bệnh nhi N.V.S, 5 tuổi (Tây Ninh) được đưa vào cấp cứu vì gặp tai nạn khi được bố chở ngồi phía trước xe. Trong tình trạng có men rượu, người bố đã đâm xe vào chiếc xe tải đậu sát lề đường làm cho cháu bé bị rách nát  và chảy máu vùng miệng, môi trên gần như đứt lìa, toàn bộ răng cửa hàm trên và hàm dưới cùng xương hàm dưới đều bị gãy.

Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, những trường hợp trẻ gặp tai nạn do người lớn uống rượu và cho con ngồi phía trước xe máy như trên cực kì phổ biến. Tai nạn đau lòng trên chỉ là một trong hàng nghìn vụ tai nạn trẻ em mà nguyên nhân chính là do thói quen tai hại của cha mẹ Việt cùng tình trạng giao thông có 1 không 2 ở Việt Nam. Ủy ban ATGT quốc gia cho biết hiện tai nạn giao thông đã trở thành 1 trong 4 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên.

me
Nhiều bậc phụ huynh chỉ vì một phút “tặc lưỡi” chiều con, cho con ngồi xe máy, ô tô theo ý thích hay lơ đễnh vuốt tóc con, lái xe một tay, vượt đèn đỏ, say rượu… mà phải ân hận cả đời. (Ảnh minh họa)

Nhiều bậc phụ huynh chỉ vì một phút “tặc lưỡi” chiều con, cho con ngồi xe máy, ô tô theo ý thích hay lơ đễnh vuốt tóc con, lái xe một tay, vượt đèn đỏ, say rượu… mà phải ân hận cả đời.

Mới đây nhất là trường hợp con bị cán nát tay vì mẹ cho đứng đằng trước xe máy. Chị Nguyễn Thị Huyền Trang mẹ của cháu Viên Thế Long (10 tháng tuổi, Thanh Liêm, Hà Nam) cho biết: "Tai nạn xảy ra khi chị đang đưa con và cháu gái sang nhà bà ngoại cách nhà 2 km.

Hàng ngày, chị vẫn cho cháu Long đứng trước khung xe máy. Vì nghĩ nhà bà gần ngay đó nên chị chủ quan. Ngồi phía sau là cháu gái của chị Trang đã 4 tuổi".

Chị Trang kể bình thường chị vẫn cho cháu đứng thế. Khi đi đến đến chân dốc chuẩn bị lên cầu thì bị vướng xe nên đột ngột phanh gấp, chống chân khiến cháu Long bị văng ra ngoài. Đúng lúc chiếc xe tải chở rác lao tới, cán phải. Chị Trang vô cùng ân hận khi gián tiếp gây ra tai nạn cho con. Cứ nhìn vào tay con, nước mắt người mẹ lại rơi lã chã.

Ngay sau khi xảy ra tai nạn, bé Long được người đi đường đưa đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam cấp cứu, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Việt Đức ngay trong đêm trong tình trạng hết sức nguy kịch.

Không ai mong muốn tai nạn rủi ro xảy ra với những đứa con quý báu của mình, vì vậy, cha mẹ cần phải nắm chắc những lưu ý sau đây khi cho con ngồi trên xe máy:

- Vị trí nguy hiểm khi cho con ngồi trên xe máy

Không bao giờ được cho trẻ ngồi đằng trước bố mẹ , ngay sau tay lái. Trong trường hợp bố hoặc mẹ phanh gấp, bé sẽ không thể nào chống cự được lực quán tính đang đẩy bé về phía đằng trước và có thể sẽ bị ngã rất mạnh, nếu va đập vào tay lái hay phím bấm trên xe máy còn khiến bố mẹ mất kiểm soát, không điều khiển được chiếc xe.

Kể cả vị trí bé ngồi vào một chiếc ghế gắn ở trước mặt người lái cũng không an toàn và khó cho bố mẹ trong việc xử lí những tình huống xảy ra trên đường.

- Vị trí an toàn cho con ngồi xe máy

Vị trí an toàn hơn cả là cho trẻ ngồi sau lưng người lái và có địu/dây đai chằng chắc chắn nối bé với người lái. Tuyệt đối không để trẻ ngồi ở yên sau một mình mà không có vật giữ cố định.

me
Vị trí an toàn hơn cả là cho trẻ ngồi sau lưng người lái và có địu/dây đai chằng chắc chắn nối bé với người lái. Tuyệt đối không để trẻ ngồi ở yên sau một mình mà không có vật giữ cố định.

Bé ở đằng sau lưng người lái nhưng đứng lên, kể cả khi có người giữ, vẫn cực kì nguy hiểm.

Bé từ ba tuổi trở lên nên đội mũ bảo hiểm khi ra đường. Cần đặt bé ngồi giữa cha mẹ, người ngồi đằng sau bé giữ chặt bé bằng hai tay và không cho bé ló đầu ra ngoài.

Cách chữa khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh cực hiệu nghiệm
Cách chữa khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh cực hiệu nghiệm
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Khóc đêm là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh, ban ngày trẻ vẫn bình thường nhưng lại khóc vào ban đêm. Dân gian thường gọi là "khóc dạ đề".
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Nguyễn Trà Mi