Ung thư vòm họng là gì?
Để có thể tìm hiểu cũng như có thêm những kiến thức về ung thư vòm họng thì những thông tin hữu ích dưới đây sẽ khiến các bạn không nên bỏ qua đâu nhé!
Ung thư vòm họng là gì?
1.Khái niệm:
Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính phát sinh từ các tế bào ở vùng vòm họng - phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau của mũi.
Ðây là loại ung thư thường gặp hàng đầu trong các loại ung thư vùng đầu mặt cổ và đứng thứ 4 trong các loại ung thư nói chung.
2. Những biểu hiện của ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng thường được phát hiện muộn do bệnh tiến triển âm thầm, các triệu chứng của bệnh không đặc thù, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, hơn nữa vùng vòm hầu ở sâu, là khu vực không dễ tiếp cận để thăm khám đối với các bác sỹ không chuyên khoa. Những triệu chứng có thể được coi là dấu hiệu nhận biết ung thư vòm họng như:
+ Biểu hiện ở mũi: Ngạt tắc mũi, chảy mủ mũi, chảy máu mũi, nói giọng mũi.
+ Biểu hiện ở tai: U làm tắc vòi tai gây viêm tai giữa, biểu hiện đau tai, ù tai, chóng mặt, nghe kém, có thể chảy mủ tai.
+ Biểu hiện ở mắt: Khu u lan rộng vào nền sọ, gây liệt các dây thần kinh chi phối hoạt động mắt biểu hiện lác mắt, lồi mắt, sụp mi, giảm thị lực…
+ Hạch cổ: Là dấu hiệu thường gặp, gặp ở 60 - 90% các trường hợp.
Ngoài ra còn có các biểu hiện toàn thân khác thường gặp như đau đầu nhiều, gầy sút cân trong thời gian ngắn, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân… cũng cần phải được lưu ý.
Ung thư vòm họng là gì?
3. Đối tượng chính mắc bệnh
Ung thư vòm họng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt hay mắc phải là ở nam giới, tuổi từ 40 đến 60.
Ung thư vòm họng là thể ung thư thường gặp nhất trong số các ung thư ở vùng đầu cổ và là một trong mười ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam.
Những người hay uống rượu, hút thuốc, có tiền sử gia đình bị bệnh… cũng có nguy cơ mắc ung thư vòm họng.
4. Các biện pháp phòng tránh
Do bệnh ung thư vòm họng chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh một cách rõ ràng nên chưa có được biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Tuy nhiên, biện pháp phòng bệnh được khuyên nên áp dụng là tránh để tiếp xúc với các nguy cơ gây bệnh sau đây:
+ Không nên hút thuốc lá, thuốc lào, nếu đã hút thì nên từ bỏ. Các nhà khoa học đã chứng minh những người đang hút thuốc mà từ bỏ được thì sau 5-6 năm nguy cơ mắc ung thư vòm họng sẽ giảm xuống giống như những người không hút thuốc.
+ Hạn chế uống rượu, bia và các chất có cồn gây hại cho cơ thể.
+ Hạn chế ăn thịt muối, cá muối và các thức ăn lên men (dưa muối, củ muối).