Pha nước chanh quá lạnh hoặc quá nóng
Nước lạnh pha với chanh khi uống có thể gây sốc cho cơ thể. Ngược lại, nếu pha với nước nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống.
Vì thế, hãy pha nước chanh ấm, bằng với thân nhiệt của cơ thể mới có tác dụng giảm mỡ, không ảnh hưởng đến dạ dày.
Vứt bỏ vỏ chanh
Đây là lỗi phổ biến mà nhiều thường gặp. Trong vỏ chanh chứa những thành phần bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Vắt chanh bỏ vỏ chính là chúng ta đã lãng phí một lượng dưỡng chất lớn.
Thay vì bỏ vỏ chanh, bạn có thế thái lát, hoặc nghiền nhỏ vỏ chanh bỏ vào nước uống. Vừa tạo hương vị mới lạ, vừa tận dụng hết nguồn dinh dưỡng của quả chanh.
Uống nhiều nước chanh
Nước chanh tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng không nên uống quá nhiều. Sử dụng quá nhiều loại nước này sẽ gây hại cho dạ dày, sinh ra chứng ợ nóng. Lâu dần có thể dẫn tới các bệnh về dạ dày. Khi uống bạn nên pha loãng nước chanh. Một quả chanh thái lát nguyên vỏ có thể pha với 3-4 cốc nước để uống trong ngày.
Uống nước cốt chanh đậm đặc
Nhiều người thường nghĩ, uống nước chanh theo cách nào cũng được. Bởi thế họ uống trực tiếp nước cốt chanh. Sau đó mới tráng nước lọc.
Nhưng do chanh có hàm lượng axit rất cao nên khi uống phải pha với nước, nếu uống trực tiếp có thể sẽ làm hại dạ dày, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và đường.
Uống nước chanh khi đang đói bụng
Khi đói bụng, bạn không nên uống nước chanh sau khi ăn khoản 30 phút để tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Uống nước chanh khi đang đói dễ khiến cho đường tiêu hóa bị tổn thương, đặc biệt là gây đau quặn dạ dày.