Uống nước dừa rất tốt nhưng nếu uống theo cách này cũng thành "thuốc độc"

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người lầm tưởng rằng càng uống nước dừa nhiều càng tốt cho sức khoẻ nhưng thực tế theo các chuyên gia, nước dừa chỉ tốt khi uống đúng cách. Vì thế, hãy tránh những sai lầm sau đây:

Không dùng nước dừa thay hẳn nước lọc hàng ngày

Thông tin trên Tri thức trẻ, ThS.BS Dzoãn Thị Tường Vi (Viện Dinh dưỡng Lâm sàng) cho biết, nước dừa chỉ nên uống bổ sung chứ không dùng thay thế cho nước lọc hàng ngày. Chuyên gia nhấn mạnh: "Ngay cả với những người mới đi nắng về hay tập thể dục thể thao mất nhiều mồ hôi khi dùng nước dừa giải nhiệt cũng không được lạm dụng, vẫn phải bổ sung thêm nước lọc mới đạt hiệu quả làm mát cơ thể cũng như chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Empty

Ngoài ra, khi uống nước dừa, những đối tượng này phải thêm một chút muối để bổ sung điện giải sẽ tốt hơn".

Uống nước dừa thay nước lọc, đặc biệt còn uống quá nhanh một lúc tới mức quá no sẽ làm tăng lưu lượng tuần hoàn, tăng gánh nặng cho tim, cực nguy hiểm với người lao động nặng, vừa đi nắng về, người vừa mới tập luyện cường độ cao xong.

Uống nước dừa buổi tối có thể bị nhiễm lạnh

Buổi tối là thời điểm cơ thể bạn cần được thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động mệt mỏi. Nếu bạn uống nước dừa vào buổi tối dễ khiến cơ thể bị lạnh (đặc biệt là uống chung với nước đá). Ba yếu tố âm cộng lại (nước dừa, nước đá, ban đêm) khiến bạn dễ bị bệnh.

Uống nhiều nước dừa gây tụt huyết áp, thừa cân

Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu, Giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam, nước dừa rất có hại cho sức khỏe nếu uống nhiều với lượng 3 - 4 trái/ngày. Đặc biệt, với những người bị suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, thể hàn hay lạnh thì tác hại này càng rõ rệt.

Chiếu theo Đông y, nước dừa thuộc âm, có tính giải nhiệt, làm mát, nếu uống với lượng nhiều nhất định sẽ làm giảm huyết áp, mềm yếu gân cơ. Vì thế, nếu lạm dụng quá nhiều nước dừa hàng ngày sẽ làm sức khỏe suy yếu đi, huyết áp tụt xuống thấp, vô cùng nguy hiểm.

Vừa đi nắng về uống nước dừa dễ trúng gió

Theo kinh nghiệm dân gian, nước dừa không phải loại nước có thể dùng để uống khi đi nắng về, vì dễ gây "trúng gió". Các triệu chứng thường gặp trong trường hợp này là ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí sốt cao.

Đối tượng nào không nên uống nước dừa?

Theo lương y Bùi Hồng Minh, người mắc bệnh tiểu đường không nên uống nước dừa sau bữa ăn vì có nguy cơ làm tăng đường huyết.

Empty

Người có nguy cơ béo phì cũng cần hạn chế tối đa loại nước này, người đang trong hành trình giảm cân tốt nhất loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn vì uống nước dừa có thể gây tình trạng thừa đường, thừa calo, dễ tăng cân…

Nước dừa có thể khiến người mắc bệnh thận, người bị phù ứ nước trong cơ thể trở nên trầm trọng hơn các triệu chứng nên cần phải có sự tư vấn của chuyên gia, bác sĩ trong từng trường hợp cụ thể, tránh những hiệu quả không mong muốn.

Ngoài ra, nước dừa có tính mát, hàn, nhất là nước dừa non, cực không tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu cũng không được uống nước dừa để phòng nguy cơ sinh non.

Vậy, uống nước dừa thế nào mới vừa khỏe vừa đẹp?

- Không nên uống hơn 3 - 4 trái hay uống liên tục nhiều ngày.

- Không nên uống nước dừa vào buổi tối vì có thể gây đầy bụng.

- Không nên pha nước dừa với các hóa chất khác.

- Khi đi ngoài trời nắng về, nếu uống nước dừa thì cần uống từng chút một để tránh dẫn đến các triệu chứng: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao...

Theo:  khoevadep.com.vn copy link