Phi tần hậu cung quá 50 tuổi phải đi đâu? Khao khát được Hoàng đế sủng hạnh nhưng "khó như lên trời"

( PHUNUTODAY ) - Ở chốn hậu cung, phi tần quá 50 tuổi phải đi đâu về đâu, liệu họ còn cơ hội để tiếp tục được hoàng đế sủng hạnh không?

Ở thời hiện đại, phụ nữ 50 tuổi chưa được tính là già nhưng với thời đại phong kiến, đây đã là độ tuổi xế chiều cho dù được cuộc sống sung sướng, nhung lụa. Ở chốn hậu cung, phi tần quá 50 tuổi phải đi đâu về đâu, liệu họ còn cơ hội để tiếp tục được hoàng đế sủng hạnh không?

Số phận những phi tần quá 50 tuổi chốn hậu cung

Ở thời phong kiến, do tư tưởng gia trưởng nam quyền, đàn ông đã cố tình làm suy yếu vai trò của phụ nữ và chỉ xác định nhiệm vụ duy nhất của họ là sinh con để duy trì huyết thống. Để mở dòng máu hoàng gia, chọn lọc người kế thừa ngôi vị, đã ra đời hậu cung của hoàng đế, ba nghìn giai lệ, tam cung lục viện, vô số phi tần.

Hàng năm, sẽ có cuộc tuyển chọn thêm người cho hậu cung nên trong hậu cung của hoàng đế luôn không thiếu những người phụ nữ trẻ đẹp. Không ai có thể mãi mãi tuổi 18, nhưng luôn có những thiếu nữ 18 tuổi được tuyển chọn vào hậu cung, thậm chí còn có phi tần 13, 14 tuổi. Do đó, hoàng đế đương nhiên sẽ không tiêu phí thời gian cho những phi tần quá 50 tuổi. Vậy những phi tần đã hầu hạ hoàng đế nhiều năm khi về già sẽ đi đâu về đâu? Thực tế, các phi tần trên 50 tuổi rất khó có cơ hội được hoàng đế chọn thị tẩm, ban sủng hạnh. Thực ra nguyên nhân không chỉ là do họ đã già.

so-phan-phi-tan0qau-50-tuoi-1

Một nguyên nhân quan trọng khác, bởi vì các phi tần trong hậu cung của hoàng đế đều xuất thân từ gia đình quý tộc, đôi khi họ còn có mối quan hệ không thể tách rời với triều đại trước. Mà hoàng đế dành cả đời để tăng cường tập trung quyền lực, nếu hoàng đế nhớ đến tình cũ và kết giao quá thân thiết với các phi tần trên 50 tuổi, quan viên trong triều sẽ lên tiếng can ngăn.

Nếu một phi tần đã hơn 50 tuổi, mất đi sắc đẹp mà vẫn có thể tiếp xúc gần gũi với hoàng đế, chứng tỏ địa vị của họ trong lòng hoàng đế còn rất cao. Lợi ích của gia đình phi tần này cũng sẽ được hoàng đế quan tâm, gây mất cân bằng quyền lực. Quan viên trong triều lúc này cũng sẽ có ý kiến. Vì vậy, hoàng đế phải chú ý đến từng lời nói, hành động, cho dù có mối quan hệ với phi tần đã hơn 50 tuổi, ngài cũng cần phải kiềm chế cảm xúc của mình.

Sự thật nghiệt ngã về cuộc sống của các phi tần thời xưa

Cuộc sống trong hậu cung Trung Quốc triều đại phong kiến khác xa với sự hào nhoáng trên phim ảnh, và nạn nhân không ai khác chính là các phi tần.

Từ khi tiến cung năm 16 tuổi cho tới 60 tuổi, cuộc sống của phi tần cung nữ của hoàng đế phong kiến Trung Quốc được ví như “cá chậu, chim lồng” luôn bị bó buộc bởi hàng trăm luật lệ hà khắc, gọi chung là “cung quy”. Khi đã được chọn làm phi tần, tất cả đều phải tham dự vào một cuộc chiến “tranh sủng”, cho dù là được sủng ái hay phải tranh giành để được sủng ái thì cũng đều gam go, ác liệt và nguy hiểm không kém gì chiến trường, thậm chí cũng phải đổi cả tính mạng.

Trong cuộc chiến này, các phi tần đều phải sử dụng đủ các thủ đoạn, các kỹ xảo để được hoàng thượng để mắt đoái thương. Những việc này cũng lấy đi của họ rất nhiều thời gian, trí lực và cả những giọt nước mắt cay đắng, thậm chí có cả đổ máu. Ở hậu cung, có một nơi chuyên quản lý phi tần được gọi là phòng Kính sự. Phòng này trực thuộc và chịu sự quản lý trực tiếp của phủ Nội vụ. Nhiệm vụ quan trọng nhất chính là quản lý, ghi chép và theo dõi việc hoàng thượng lâm hạnh các phi tần trong hậu cung.

so-phan-phi-tan0qau-50-tuoi-2

Công việc này sẽ do các thái giám chuyên trách ở phòng Kính sự trực tiếp đảm nhiệm. Mỗi lần, khi một phi tần được lâm hạnh, thái giám tổng quản của phòng Kính sự đều ghi chép cụ thể tỉ mỉ ngày, tháng, năm, giờ giấc và tên phi tần để làm bằng chứng đối chứng trong trường hợp nếu hậu phi đó có được vinh hạnh mang long thai.

Quy trình thị tẩm cũng rất phức tạp. Hoàng thượng sẽ đến hành cung trước. Sau khi lên giường, chăn sẽ được đắp đến đầu gối, để lộ phần chân ra ngoài. Phi tần “hầu hạ” hoàng thượng cũng sẽ bắt đầu từ phần chân lộ ra. Phi tần nào được chọn, trước khi đến hành cung phải khoả thân hoàn toàn. Thái giám phụ trách sẽ quấn nàng ấy vào tấm chăn, sau đó vác đến hành cung.

Sau khi mọi việc xong xuôi, thái giám sẽ hỏi ý kiến hoàng đế. Nếu hoàng thượng nói giữ lại (tức muốn để nàng phi tần đó có cơ hội mang long thai) thì tổng quản sẽ ghi chép chi tiết tên tuổi phi tần, và ngày giờ lâm hạnh. Nếu hoàng thượng không muốn giữ lại, thái giám tổng quản sẽ đi tìm phi tử, bấm vào huyệt vị ở vùng eo bụng cho “long tinh” chảy hết ra ngoài để tránh không mang thai. Nếu biện pháp này vẫn không tránh được việc mang thai thì khi phi tần có thai sẽ phải làm thủ thuật nạo hút. Chính vì thế nếu không được ghi chép vào sổ sách chuyện giường chiếu thì phi tần có cố giữ thai cũng vô ích.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link