Người già dặn, "Mùng 1 Tết, 6 việc không động, tài lộc sung túc suốt cả năm": Số 5 nhiều người làm

( PHUNUTODAY ) - Chính vì vậy, trong dân gian lưu truyền những kiêng kỵ trong trong ngày đầu năm mới để cả năm gia đình được hạnh phúc, may mắn.

Chỉ còn vài ngày nữa tiếng chuông báo hiệu năm mới sẽ vang lên. Theo kinh nghiệm của người xưa, nếu như ngày đầu năm mới bình an thì cả năm sẽ suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió. Chính vì vậy, trong dân gian lưu truyền những kiêng kỵ trong trong ngày đầu năm mới để cả năm gia đình được hạnh phúc, may mắn.

1. Không quét nhà

Những ngày cuối năm ai cũng bận rộn thu dẹp, quét dọn nhà cửa nhưng vào ngày mùng 1 Tết, cho dù sàn nhà có nhiều rác, có lộn xộn đến đâu thì cũng không quét nhà. Bởi đây là một trong những kiêng kỵ ngày đầu năm mới.

Lý do là theo phong tục truyền thống, người Việt tin rằng việc quét nhà có thể cuốn đi vận may và may mắn ra khỏi nhà. Điều này không chỉ là lời chúc phúc cho gia đình mà còn là một kiểu thể hiện sự tôn trọng và mong chờ một năm mới tốt đẹp, sung túc hơn.

nhung-viec-kieng-ky-mung-1

2. Không uống cháo

Trong cuộc sống hàng ngày, cháo như một món ăn đơn giản, tiện lợi thường xuất hiện trên bàn ăn của mọi người. Tuy nhiên, vào ngày mùng một Tết, người già lại khuyên không nên uống cháo. Lý do rất đơn giản, ngày xưa đói khổ, thiếu lương thực nên người ta phải uống cháo thay cho ăn cơm. Do đó, việc uống cháo thường được coi là biểu tượng của sự nghèo khó trong gia đình.

Vì vậy vào đầu năm mới, mọi người có xu hướng không uống cháo để tránh năm mới sẽ đói kém, thiếu thốn. Thay vào đó, vào ngày mùng 1 Tết, mọi người có xu hướng ăn những món ăn có ý nghĩa tốt lành, tượng trưng cho sự dư dả, sung túc, đoàn viên như bánh chưng tượng trung cho sự đoàn viên, no đủ. Gà luộc tượng trưng cho sự ấm no, an khang và mong muốn có được một năm mới đủ đầy. Giò chả là món ăn tượng trưng cho sự phú quý, sang trọng, cho phúc lộc đến nhà...Đây cũng là cách mọi người bày tỏ sự mong đợi về sự may mắn và hạnh phúc trong năm tới.

3. Không giặt quần áo

Giặt đồ vốn là hoạt động bình thường hàng ngày nhưng người già lại khuyên không giặt đồ vào ngày mùng 1 Tết. Theo quan niệm dân gian, "giặt quần áo" sẽ tượng trưng cho việc "rửa sạch" tài lộc, may mắn trong nhà. Do đó, người ta chọn không giặt quần áo vào ngày đầu năm mới để giữ gìn phúc khí, phú quý cho gia đình.

4. Không gội đầu

Đối với nhiều người, gội đầu vào buổi sáng là một nghi thức quan trọng để bắt đầu một ngày mới, nó không chỉ làm sạch cơ thể mà còn mang lại sự sảng khoái, tràn đầy sức sống cho ngày mới. Tuy nhiên, vào ngày mùng 1 Tết, đây lại là một hành động kiêng kỵ. Lý do cũng là vì người ta cho rằng, việc gội đầu có thể vô tình làm mất đi sự may mắn và giàu có của cả năm.

Việc tắm gội sạch sẽ, gột rửa mọi bụi bẩn và xui xẻo được thực hiện vào trước Giao thừa, nhằm đón năm mới may mắn và cát tường. Đặc biệt, chúng ta có truyền thống tắm chiều 30 bằng nước mùi già. Xét về mặt khoa học, vào mùng 1 Tết trời rét, mọi người thường thức khuya, dậy sớm, nếu gội đầu có thể gây ra những rủi ro về mặt sức khỏe, sẽ không may mắn vào dịp Tết. Do đó, nhiều người lựa chọn từ bỏ thói quen gội đầu ngày mùng 1 Tết.

5. Không ngủ nướng

Tết Nguyên đán, thức khuya trong đêm Giao thừa để đón năm mới là một phong tục được yêu thích. Tuy nhiên, khi những tia sáng đầu tiên của năm mới chiếu sáng khắp trái đất, người già khuyên chúng ta cần dậy sớm, không nên ngủ nướng. Tục lệ này không chỉ chào đón buổi sáng đầu tiên của năm mới mà còn tượng trưng cho sự cam kết làm việc chăm chỉ và thái độ tích cực với cuộc sống trong năm mới.

Ngủ nướng thường được coi là dấu hiệu của sự lười biếng, biểu thị sự thiếu năng lượng và thiếu chủ động, ỉ lại trong năm. Để thể hiện thái độ tích cực đối với năm mới, hãy dậy sớm vào ngày đầu tiên của năm mới và bày tỏ sự mong đợi một năm mới tràn đầy sức sống, chăm chỉ và thành công.

nhung-viec-kieng-ky-mung-4

6. Không chặt củi

Ngày xưa, đa số các gia đình đun củi nên việc chặt củi là điều cần phải làm hàng ngày. Tuy nhiên, người già cho rằng, việc chặt củi vào ngày đầu năm mới sẽ tượng trưng cho việc “chặt” đi tài lộc của gia đình , đây là điều mà ai cũng đương nhiên muốn tránh. Hơn nữa, trên thực tế, hành động chặt củi, dùng dao, rìu sắc nhọn, tiềm ẩn nhiều tai nạn, rủi ro, nhất là khi gia đình ngày Tết có đông người, nhiều trẻ em.

Cho dù cuộc sống hiện đại đã khác xưa nhưng những kiêng kỵ vào ngày mùng 1 Tết vẫn có giá trị riêng và vẫn được mọi người thực hiện với mục đích bày tỏ những mong muốn, kỳ vọng vào năm mới tốt lành, an khang, thịnh vượng.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn