Vì sao tranh 'Mã đáo thành công' luôn có một con ngựa quay đầu ngược lại?

21:47, Chủ nhật 29/10/2023

( PHUNUTODAY ) - Trong bức tranh ngựa “Mã đáo thành công”, một con ngựa trong số 8 con quay đầu trở lại.

Bức tranh ngựa “Mã đáo thành công” là tác phẩm vẽ 8 con ngựa tràn đầy năng lượng thể hiện chúng có sức mạnh vượt trội đồng thời đại diện cho quyền lực và uy lực siêu phàm.

Ở xã hội Trung Quốc thời xưa, chỉ có những người xuất thân từ tầng lớp thượng lưu mới có thể sở hữu ngựa. Trong bức tranh vẽ 8 con ngựa của người Trung Quốc, những con ngựa đang phi nước đại có nghĩa là chủ sở hữu của chúng có quyền lực và uy tín mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, Chu Mục Vương - vị vua thứ năm của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc cũng nổi tiếng sử sách vì sở hữu 8 con ngựa vô cùng đặc biệt.

ma-dao-thanh-cong

Bát Tuấn (tám con ngựa hay) của Chu Mục Vương (1001 - 746 TCN) đã trở thành là một chủ đề nổi tiếng mà giới làm tranh cổ và tranh hiện đại khai thác, biến nó thành món quà độc đáo cho người dân dành tặng nhau.

Trong xã hội Trung Quốc thời xưa, chỉ có những người xuất thân từ tầng lớp thượng lưu, giàu có mới có thể sở hữu ngựa. Trong bức tranh vẽ 8 con ngựa của người Trung Quốc, những con ngựa đang phi nước đại có nghĩa là chủ sở hữu của chúng có quyền lực và uy tín mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, Chu Mục Vương (1001 - 746 TCN) - vị vua thứ 5 của nhà Chu trong lịch sử phong kiến cổ đại Trung Quốc cũng nổi tiếng sử sách vì sở hữu 8 con ngựa vô cùng đặc biệt.

Bát Tuấn (tám con ngựa hay) của Chu Mục Vương đã trở thành một chủ đề nổi tiếng mà giới làm tranh cổ và tranh hiện đại khai thác, biến nó thành món quà độc đáo cho người dân dành tặng nhau.

Theo một số tài liệu ghi chép, Chu Mục Vương sở hữu 8 con ngựa tuyệt vời và được dân gian gọi là Bát Tuấn. Tương truyền, Chu Mục Vương đặt tên cho 8 tuấn mã lần lượt là: Xích Ký, Ðạo Ly, Bạch Mã, Du Luân, Sơn Tử, Cừ Hoàng, Hoa Lưu, Duyên Nhĩ.

Người điều khiển Bát Tuấn có tên Tạo Phụ. Tạo Phụ thường xuyên chở Chu Mục Vương đi vi hành khắp nơi trên cỗ xe ngựa đặc biệt do 8 con ngựa kéo. Dưới thời trị vì của Chu Mục Vương, cuộc sống của người dân khá thịnh vượng.

Do đó, các họa sĩ thời đó đã vẽ bức tranh 8 con ngựa của vị hoàng đế nhà Chu này và gọi nó là Bát Tuấn đồ.

Con số 8 cũng là một con số may mắn của người Trung Quốc, tượng trưng cho sự giàu có và thành công. Bức tranh vẽ 8 con ngựa phi nước đại, tràn đầy sinh lực, tinh thần tuyệt vời sẽ truyền cảm hứng cho mọi người làm việc chăm chỉ và theo đuổi mục tiêu của mình.

Không chỉ bức tranh mà ngay cả câu chúc "mã đáo thành công" cũng rất nổi tiếng, được nhiều người sử dụng để chúc nhau trong những dịp lễ tết, ngụ ý là những câu chúc về sự thành đạt trong sự nghiệp, công danh.

Ngoài ra, từ "mã đáo" còn có nghĩa là may mắn quay trở về. Vào thời xa xưa, ngựa là phương tiện đi lại vô cùng thuận tiện vì nó rất khỏe, chạy nhanh và liên tục trong suốt thời gian dài.

Đồng thời, loài vật này rất thông minh và có mối quan hệ gần gũi với con người. Nó không chỉ được người dân sử dụng làm phương tiện di chuyển giúp việc giao thương dễ dàng hơn mà nó còn xông pha cùng binh sĩ trên chiến trường đánh địch.

Những chuyến hành trình của ngựa với chủ nhân có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng thậm chí là cả năm mới quay về. Đặc biệt, đối với những người xông pha trận mạc thì khả năng quay trở về sẽ không cao.

Có khi 10 người ra trận thì chỉ có 1 người quay về do cuộc chiến quá cam go, nguy hiểm. Do đó, người ta nói "mã đáo" dùng để ám chỉ cầu cho người nhận gặp may mắn và quay trở về nhà.

Tại sao trong bức tranh "mã đáo thành công" luôn có một con quay đầu lại?

Trong bức tranh ngựa “Mã đáo thành công”, một con ngựa trong số 8 con quay đầu trở lại. Con ngựa này thường là con ngựa đứng ở vị trí thứ 4 hoặc thứ 5. Con ngựa này quay đầu trở lại để khuyến khích những con ngựa khác trong đàn chạy nhanh hơn, mạnh mẽ hơn.

Được biết, con ngựa thứ 8 trong bức tranh không bao giờ quay đầu lại. Việc nó quay đầu lại đồng nghĩa với chuyện chủ nhà sẽ mất của, mất lộc.

Những chuyến hành trình của ngựa với chủ nhân có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng thậm chí là cả năm mới quay về. Đặc biệt, đối với những người xông pha trận mạc thì khả năng quay trở về sẽ không cao.

Có khi 10 người ra trận thì chỉ có 1 người quay về do cuộc chiến quá cam go, nguy hiểm. Do đó, người ta nói "mã đáo" dùng để ám chỉ cầu cho người nhận gặp may mắn và quay trở về nhà.

Người ta tặng nhau bức tranh này với mục đích cầu mong người nhận có ý chí mạnh mẽ hơn, tinh thần phấn chấn hơn và luôn vươn lên trong mọi hoàn cảnh.

*Thông tin mang tính chất tham khảo

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc