Vì sao trên thớt luôn có một lỗ tròn nhỏ? 30 năm nay, giờ tôi mới biết công dụng thực sự của nó

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi biết bao lâu này mình vẫn chưa sử dụng thớt đúng cách.

Thớt là vật dụng phổ biến, có mặt ở mọi căn bếp. Thớt được thiết kế nhiều hình dạng, mẫu mã khác nhau nhưng có một công dụng duy nhất là làm mặt đế để cắt, thái đồ ăn. Thớt phổ biến đến vậy nên rất nhiều người sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi biết bao lâu này mình vẫn chưa sử dụng đúng cách.

Có thể bạn để ý thấy trên những chiếc thớt đều có một lỗ khá lớn gần ngoài rìa. Thông thường, phần lớn mọi người đều nghĩ rằng chiếc lỗ dùng để treo lên giá hay tường hoặc dùng để cầm nắm dễ dàng. Thế nhưng, trên thực tế cấu tạo đặc biệt này ra đời lại phục vụ cho một mục đích hoàn toàn khác.

Bình thường, khi thái đồ ăn, đặc biệt là khi thái thành những miếng nhỏ, bạn sẽ ít nhiều gặp khó khăn khi dồn thành phẩm vào bát hay đĩa.

Thực phẩm dễ rơi rớt ra ngoài và bạn sẽ phải rửa lại, nhặt lại vô cùng mất thời gian. Nếu bốc tay, nhất là với những đồ ăn chín thì khả năng nhiễm khuẩn từ tay lại vô cùng cao, chưa kể mất vệ sinh nữa.

Cách làm đúng là bạn dùng dao vừa thái xong, dồn đồ ăn qua chiếc lỗ để chúng rơi xuống khay hay bát đĩa phía dưới một cách dễ dàng. Phương pháp này áp dụng với những loại thực phẩm được thái hạt lựu hay thịt băm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng lỗ nhỏ này để gạt những mẩu vụn, vỏ và các mảnh thừa khi sơ chế rau củ xuống phía thùng rác bên dưới.

Khi dùng thớt, cần lưu ý khác như:

Hướng dẫn sử dụng thớt đúng cách và bảo quản thớt

Không sử dụng chung thớt để chế biến thức ăn sống và chínNhư từ đầu chúng ta đã nói, sử dụng một loại thớt sẽ gây nhiễm khuẩn chéo. Mỗi hộ gia đình nên sắm cho mình ít nhất từ 2 - 3 loại thớt khác nhau, sử dụng cho từng mục đích riêng.

Nhưng gia đình khi có trẻ nhỏ, nên dành riêng một loại thớt để có thể chế biến các thức ăn cho bé, giúp tránh được tình trạng đau bụng cho trẻ.

Không dùng cả 2 mặt của thớt

Có nhiều người nghĩ rằng có thể sử dụng mỗi mặt thớt để chế biến từng loại món ăn khác nhau và điều đó là sai hoàn toàn.

Vì khi chúng ta để một mặt của thớt xuống sàn nhà, mặt bếp,... sẽ dẫn tới việc mặt thớt đó cũng sẽ nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với những bề mặt khác và dù có rửa kĩ chúng ta cũng sẽ không đảm bảo được độ sạch của thớt.

Không dùng thớt đã ẩm mốc, nứt nẻ, nhiều vết cắt chồng chéo hoặc quá cũ

thot-nhua-thai-lan-pioneer-th-001-31cm-201912101554271092-800x450

Những loại thớt đã bị thấm nước, bị mùn, nứt nẻ, nhiều vết cắt chồng chéo nhau hoặc bị ẩm mốc sẽ tạo ra các loại ký sinh trùng bám vào thức ăn và chúng cực kì có hại đến sức khoẻ của người tiêu dùng.

Vì thế, cứ mỗi 6 tháng, chúng ta nên thay thớt mới và khi sử dụng nhiều thì thời gian thay càng sớm hơn.

Lưu ý đến chất liệu và nguồn gốc của thớt

Thớt được làm bằng nhiều chất liệu như thớt nhựa, gỗ, thuỷ tinh. Tùy theo chất liệu mà các nhà sản xuất sẽ thêm những chất phụ gia để làm cứng thớt hơn và bền hơn. Tuy nhiên, có thể những chất phụ gia độc hại đó, có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ người tiêu dùng.

Vì vậy, trong lúc cắt, thái thức ăn trên bề mặt thớt, không thể tránh khỏi những chất phụ gia đó sẽ thấm vào gây nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khoẻ. Vì thế, hãy sử dụng, mua những loại thớt ở những nơi uy tín và có chất lượng đảm bảo.

Vệ sinh thớt thường xuyên

Bạn không nên sử dụng máy rửa chén để rửa thớt, vì khi thớt tiếp xúc với nước hoặc nước nóng quá lâu sẽ gây nên mẻ, trầy thớt. Thay vào đó bạn hãy sử dụng nước rửa chén để chà rửa.

Hoặc bạn nên sử dụng những chất như chanh, giấm ăn, muối để sát khuẩn cho thớt không bị hôi hoặc bạn có thể phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để có thể khử khuẩn và sát trùng.

Theo:  xevathethao.vn copy link