Đặc điểm hình thái của cây đinh lăng
Cây đinh lăng cùng họ với nhân sâm, có thân cây nhỏ, cao khoảng từ 1- 2m, cành mọc so le, lá có răng cưa nhọn không đều, hoa đinh lăng màu trắng hay màu lục nhạt, trái đinh lăng mọc thành chùm có màu trắng bạc, hình trứng, có vòi.
Cây đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá, được trồng phổ biến ở Việt Nam với tác dụng chính là để làm cảnh và làm thuốc chữa bệnh.
Có nhiều loại cây đinh lăng như đinh lăng lá nhỏ, đinh lăng lá tròn, đinh lăng rang,..Chúng đều có mùi thơm, trong đó đinh lăng lá nhỏ được trồng và sử dụng nhiều nhất.
Ý nghĩa phong thủy của cây đinh lăng
Cây đinh lăng là loại cây trồng phổ biến, có thể dùng làm cảnh, làm gì và làm thuốc. Cây đinh lăng có thể sử dụng như một loại gia vị, một loại rau trong ẩm thực, dùng để ăn kèm như các loại rau sống hoặc đem nấu canh, kho cá, xào...
Đinh lăng được gọi là nhân sâm của người nghèo. Các bộ phận từ thân, lá đến rễ cây đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Phần lá có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt, chống mẩn ngứa, trị mụn nhọt, chống dị ứng. Thân cây có thể trị bệnh xương khớp. Phần rễ cũng là một bài thuốc quý.
Ngoài ra, cây đinh lăng cũng có ý nghĩa phong thủy đặc biệt đối với căn nhà.
Về mặt phong thủy, cây đinh lăng có tác dụng ngăn chặn các luồng khí xấu vào nhà, giúp giữ năng lượng tốt, tích tài tụ khí. Loại cây này được coi là "thần giữ của" trong nhà. Trồng cây đinh lăng có tác dụng mang tài lộc đến với gia đình.
Vị trí trồng cây đinh lăng
Vị trí tốt nhất để trồng cây đinh lăng chính là trồng tước nhà. Theo quan niệm dân gian, trồng cây đinh lăng trước nhà sẽ giúp chặn bớt các luồng khí xấu, giúp gia chủ thu hút tài lộc. Cây đinh lăng giúp giữ tiền tài, của cải trong nhà không bị thất thoát, hạn chế điềm xấu vào nhà.
Lưu ý, khi trồng cây đinh lăng trước nhà tuyệt đối không được để cây chắn ngang lối đi. Nên trồng cây lệch sang một bên, để lối đi thông thoáng, dễ di chuyển. Làm như vậy thì cây đinh lăng mới có tác dụng thu hút vượng khí vào nhà.
Cây đinh lăng cũng không nên trồng sát tường. Hãy ưu tiên trồng cây ở những vị trí có nắng để cây phát triển tốt.
Ngoài ra, cây đinh lăng có thể đặt ở ngoài ban công, ngoài hiên nhà, ngoài vườn... Cây đinh lăng cũng có thể trồng trong chậu và đặt ở phòng ngủ. Lưu ý, nếu để phong ngủ nên chọn cây có kích thước vừa phải và nên đặt cạnh cửa sổ, gần ban công vì ban đêm cây có thể hút oxy.
Công dụng tốt cho sức khỏe
Ngoài việc trồng cây đinh lăng làm cảnh thì đinh lăng còn biết đến như một loại cây đa năng thần kỳ vì các bộ phận của cây có thể được sử dụng trong đời sống như gia vị chế biến món ăn và có thể dùng để chữa bệnh.
Người ta thường chọn lá đinh lăng nhỏ có nhiều răng cưa để làm rau sống ăn kèm với các món gỏi hoặc cho vào để gói nem.
Ngoài ra, lá đinh lăng còn có thể kho chung với cá lóc, cá diêu hồng,..thơm ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe. Củ đinh lăng được dùng để ngâm rượu rất thích hợp với các ông bố.
Còn trong y học cây đinh lăng được mệnh danh là cây nhân sâm của người nghèo, có thể chữa và phục hồi nhiều bệnh lâu năm.
Lá đinh lăng dùng để nấu nước uống giúp bồi bổ cơ thể những dưỡng chất cần thiết. Dùng đinh lăng phòng và điều trị bệnh suy giảm trí nhớ, căng thẳng, suy nhược thần kinh hay bệnh tiền đình, chóng mặt, mất ngủ,..
Các căn bệnh của người già như đau lưng, mỏi gối, đau khớp, thấp khớp kiên trì uống nước thân đinh lăng sắc chung với một số loại thuốc Bắc theo đơn của thầy thuốc thì sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.
Hoặc các bệnh ngoài da như nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng thì dùng lá đinh lăng khô sắc uống sẽ nhanh khỏi và khi bị thương ngoài da, nhai lá đinh lăng hoặc giã nát rồi đắp lên vết thương sẽ làm dịu cơn đau.
Các căn bệnh như khó tiểu, liệt dương, ho suyễn, sốt rét, viêm gan mãn tính,...người ta cũng sử dụng đinh lăng để chữa trị.