Việt Nam có bao nhiêu họ?
òng họ được dùng để chỉ những người có cùng một "ông tổ", những người có cùng một dòng dõi. So với họ, dòng họ mang một ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều.
Trong cuốn Họ và tên người Việt Nam (Nhà xuất bản Khoa học xã hội), PGS.TS Lê Trung Hoa thống kê toàn bộ những họ được ghi nhận trên lãnh thổ nước ta; con số này tăng lên qua các lần tái bản. Cụ thể, trong bản in đầu tiên năm 1992, có 769 họ được thống kê, trong đó người Kinh có 164 họ.
Ở các lần tái bản, số họ của người Kinh thay đổi rất ít, nhưng rất nhiều họ của đồng bào các dân tộc khác được nhóm nghiên cứu của TS Lê Trung Hoa ghi nhận. Cụ thể, ở ấn bản năm 2002, số họ trên cả nước là 931, trong đó 165 họ thuộc về người Kinh.
Trong bản in lần thứ ba (năm 2005), số họ được thống kê đã tăng thành 1020, riêng số họ của người Kinh vẫn giữ nguyên. Sau khi sách in xong, nhóm nghiên cứu phát hiện thêm 3 họ nữa, nghĩa là đến thời điểm đó, có 1023 họ được ghi nhận trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong đó, họ Nguyễn đông nhất, chiếm đến 38,4% dân số. Đứng thứ hai là họ Trần với 12,1%, họ Lê 9,5%, họ Phạm 7%, họ Hoàng/Huỳnh 5,1%, họ Phan 4,5%, họ Vũ/Võ 3,9%. Chỉ riêng 7 dòng họ này đã chiếm đến 80,5% dân số.
Các họ cũng khá đông khác là Đặng (2,1% dân số), Bùi (2%), Đỗ (1,4%), Hồ (1,3%), Ngô (1,3%), Dương (1%), Lý (0,5%).
Ngoài các họ đơn nêu trên (họ có một âm tiết), người Việt còn có họ kép, gồm hai loại.
- Thứ nhất là họ được ghép với tên đệm như Ðặng-Xuân, Ðặng-Vũ, Ngô-Thời… Họ kép kiểu này bắt nguồn từ việc gia đình nào đó muốn phân biệt chi nhánh nên thêm tên đệm vào họ gốc, chẳng hạn họ Ngô Thời cũng là một chi của họ Ngô.
- Thứ hai là họ được ghép từ hai họ khác nhau như Vũ-Phạm, Ðặng-Trần, Trần-Lê….
Top 14 họ phổ biến ở Việt Nam
Tính tới thời điểm này, có họ là phổ biến ở Việt Nam, cụ thể:
1. Nguyễn: 38,4%
2. Trần: 12,1%
3. Lê: 9,5%
4. Phạm: 7%
5. Hoàng/Huỳnh: 5,1%
6. Phan: 4,5%
7. Vũ/Võ: 3,9%
8. Đặng: 2,1%
9. Bùi: 2%
10. Đỗ: 1,4%
11. Hồ: 1,3%
12. Ngô: 1,3%
13. Dương: 1%
14. Lý: 0.5%
Hầu hết các họ phổ biến ở Việt Nam đều có liên quan đến các triều đại phong kiến Việt Nam. Họ phổ biến nhất của người Kinh và tất cả người Việt Nam là Nguyễn. Một thống kê năm 2005 đã chứng minh rằng khoảng 38% dân số Việt Nam mang họ Nguyễn. Điều này cũng dễ hiểu bởi nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng của Việt Nam thời phong kiến.
Tương tự, các họ như Trần, Lê, Lý cũng khá phổ biến vì chúng là họ của các hoàng tộc từng cai trị Việt Nam. Đó là các triều đại nhà Trần, các triều đại Lê sơ - Hậu Lê và các triều đại nhà Lý. Nguồn gốc các họ ở Việt Nam.
3 cái tên bị cấm khai sinh ở Việt Nam là:
Tên không bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam
Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự yêu cầu đặt tên cá nhân phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam. Do đó, khi khai sinh và điền tên trong giấy khai sinh của trẻ em, cha mẹ bắt buộc phải đặt tên bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc của Việt Nam.
Nếu không đặt tên bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam, những cái tên đó có thể bị từ chối khai sinh.
Thực tế, Việt Nam có rất nhiều người nước ngoài đang sinh sống và làm việc. Do đó, tỷ lệ những người này kết hôn, sinh con hoặc kết hôn với người Việt Nam là rất lớn.
Tuy nhiên, khi con sinh ra mà mang quốc tịch Việt Nam, đăng ký khai sinh cho con tại Việt Nam thì được xác định là công dân Việt Nam nên vẫn phải tuân theo pháp luật Việt Nam về việc đặt tên. Do đó, những cái tên bằng tiếng nước ngoài sẽ không được chấp nhận.
Thay vào đó, những người này có thể đặt tên con theo phiên âm tiếng Việt/tiếng dân tộc Việt Nam hoặc có thể vẫn đặt tên khai sinh của con là tiếng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam và gọi biệt danh, gọi tên gọi ở nhà cho con bằng tên nước ngoài.
Và ngược lại, nếu con sinh ra không có quốc tịch Việt Nam mà mang quốc tịch nước ngoài thì việc đặt tên sẽ không phải áp dụng quy định này.
Tên đặt tên bằng số, một ký tự mà không phải chữ
Cũng tương tự như việc yêu cầu đặt tên con bằng tiếng Việt thì những cái tên được đặt bằng số hoặc ký tự không phải là chữ mà bằng các ký tự đặc biệt như @, #, $... đều là những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam.
Không giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của Việt Nam
Tương tự như những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam trên kia, việc giải thích thế nào là tên không giữ gìn bản sắc dân tộc, truyền thống văn hoá tốt đẹp, tập quán của Việt Nam hiện không được hướng dẫn tại bất kỳ một văn bản nào ngoài Thông tư 04/2020/TT-BTP.
Do đó, để xác định tên có bị cấm hay không thì cần xem xét cụ thể về tên đó, bản sắc dân tộc của người đó cũng như những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc mà người đó đang mang hoặc tập quán của cộng đồng dân cư mà người đó sinh sống.
Tên đặt tên quá dài, khó sử dụng
Đây là một trong những điều cấm của pháp luật khi đặt tên cho con. Tuy nhiên, việc tên bao nhiêu ký tự là dài, khó sử dụng thì pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể.
Trước đó, tại dự thảo Bộ luật Dân sự năm 2015 đã từng có đề xuất giới hạn số ký tự trong tên của một cá nhân không được quá 25. Tuy nhiên, sau đó đề xuất này lại không được đưa vào Bộ luật Dân sự.