Theo ông Sơn, hiện tại Mỹ và Italy đã có những ê kíp thầy thuốc chuẩn bị hoàn tất về kỹ thuật ghép đầu, chỉ chờ chế tác xong con dao đặc biệt trước ghi tiến hành ghép đầu chính thức vào 2017. VN cũng đang rất mong đợi thực hiện kỹ thuật này.
Ngay thời điểm này, ông Sơn cho biết đang tìm những người bị liệt toàn thân nhưng não bộ hoàn toàn minh mẫn để có thể tham gia các ca ghép. Các bộ não còn minh mẫn này sẽ được ghép với thân của người chết não.
Nếu có người ghép và khi thế giới đã tiến hành ghép đầu người, ông Sơn cho biết về mặt khoa học, việc mời cả ê kíp thầy thuốc quốc tế tới thực hiện ca ghép là hoàn toàn có thể.
Cũng theo ông Sơn, hiện tại các nhà khoa học quốc tế đã ghép thực nghiệm được đầu chuột, với con người thì chỉ có thể ghép khi kỹ thuật đã hoàn hảo. Ông Sơn cũng cho rằng các ê kíp thầy thuốc quốc tế (nhóm cao nhất có tới 150 người/ê kíp) đã thực nghiệm kỹ thuật này trong vòng 2 năm. Điểm khó khăn của kỹ thuật là trao đổi oxy cho bộ não trong thời gian chuyển phần đầu sang người được ghép.
Valery Spiridonov, 30 tuổi, người Nga, sẽ là người đầu tiên trên thế giới được ghép đầu vào năm 2017 |
Vị giáo sư đầu ngành cho hay, hiện việc ghép đầu người còn nhiều tranh luận song không phải tới nay, kỹ thuật này mới được nói đến. Từ năm 1908, các nhà khoa học đã tiến hành ghép đầu chó, kết quả con vật này sống được 20 phút và có những chuyển động tối thiểu.
Đến năm 1950, ca ghép đầu lên vai một con chó khác tạo chó hai đầu được thực hiện. Con vật này có thể di chuyển, uống nước. Các ca ghép đầu khác cũng được tiến hành vào những năm sau đó. Đến năm 2013, bác sĩ phẫu thuật người Italy - ông Cavanero đã đề xuất ghép đầu người, sử dụng PEG để gắn kết tủy sống. Năm 2015, Cavanero đề xuất quy trình bảo quản tủy bằng quá trình GEMINI, sử dụng PEG và kích thích điện.
Kế hoạch cụ thể ghép đầu gồm 3 bước: chuẩn bị người cho, người nhận và nguồn nhân lực, kỹ thuật bao gồm việc đào tạo thuần thục 150 bác sĩ và điều dưỡng trong thời gian 2 năm. Dự kiến, thời gian phẫu thuật là 2 ngày.
Quy trình: đầu làm lạnh, cắt đầu người cho bằng lưỡi dao kim cương, bảo vệ đầu bằng cách bơm ôxy liên tục lên não qua ống silicon, cắt đầu người nhận trên thân não để tim vẫn đập nuôi cơ thể. Khi bắt đầu ghép, bác sĩ sẽ nối dây thần kinh tủy sống bằng PEG, kết nối cột sống, nối mạch máu, cơ, da. Bệnh nhân được theo dõi và chăm sóc sau ghép cẩn thận.
Riêng tại Việt Nam, giáo sư Sơn khẳng định, sau khi thế giới thành công, nếu có người sẵn sàng và phù hợp cho đầu, hoàn toàn có thể tiến hành ca ghép đầu.
Cũng theo GS Sơn, ca phẫu thuật ghép đầu người đầu tiên dự kiến sẽ có 150 bác sĩ và điều dưỡng tham gia. Họ được đào tạo trong 2 năm, với các động tác thuần thục và phối hợp nhịp nhàng.
Sau ca ghép này, Việt Nam sẽ mời các chuyên gia sang nước ta vừa để chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ cho ca ghép đầu tiên tại trung tâm. Theo đó, BV sẽ chuẩn bị người hiến và người nhận, một phần cơ sở vật chất và chăm sóc hậu phẫu, còn việc phẫu thuật sẽ do các chuyên gia nước ngoài thực hiện. Hiện trung tâm cũng đang tích cực chuẩn bị nhân lực, vật lực cho ca phẫu thuật trên.
Bé gái nguy kịch vì trượt chân ngã xuống giếng sâu 12m (Xã hội) - (Phunutoday) - Mải chơi đùa cùng các bạn, bé H. 6 tuổi trượt chân rơi xuống giếng nước mới đào sâu 12m không được che đậy cẩn thận khiến bé bị chấn thương nặng. |