Bệnh đầu nhỏ khiến trẻ sinh ra có phần đầu dị thường. |
Bệnh đầu nhỏ khiến trẻ sinh ra có phần đầu dị thường, não phát triển lệch lạc hoặc không phát triển dẫn khuyết tật về trí tuệ, vận động và ngôn ngữ.
Hơn 4.000 ca mắc bệnh đầu nhỏ (microcephaly) đã được báo cáo tại Brazil kể từ tháng 10/2015. Năm 2014, con số này chỉ là 150. Theo Independent, giới chức địa phương tin rằng virus Zika được truyền bởi muỗi vằn là nguyên nhân gây ra dị tật.
Bệnh đầu nhỏ đặc trưng bởi phần đầu nhỏ bất thường do não phát triển lệch lạc hoặc ngừng phát triển. Dấu hiệu của bệnh có thể xuất hiện khi thai nhi vẫn còn trong bụng mẹ hoặc sau khi trẻ ra đời được vài năm.
Virus Zika bị cho là nguyên nhân dẫn đến bệnh đầu nhỏ. Bên cạnh đó, các hội chứng nhiễm sắc thể và rối loạn chuyển hóa thần kinh cũng liên quan đến dị tật này.
Virus Zika đang lây lan rất mạnh
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Margaret Chan cho biết Zika, loại virus có thể gây teo não bào thai, đang lây lan nhanh chóng và kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp.
Theo AFP, bà Chan đồng thời kêu gọi một cuộc họp khẩn vào ngày 1/2 tới, nhằm đánh giá tình trạng bùng phát dịch và xác định tình trạng y tế khẩn cấp quốc tế.
Người đứng đầu WHO cho biết các đợt bùng phát virus trước đây thường ít được quan tâm. Tuy nhiên, tình hình hiện nay rất khác biệt khi loại virus này đang gây lo ngại rằng có thể gây dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Những thai nhi bị virus tấn công khi sinh ra sẽ mắc bệnh đầu nhỏ và não bị tổn thương.
Mức độ nguy hiểm của bệnh đầu nhỏ thay đổi tùy theo từng trường hợp. Thông thường trẻ sẽ bị chậm phát triển nhận thức, vận động và kỹ năng nói chuyện. Căn bệnh còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như làm biến dạng khuôn mặt, gây ra bệnh còi cọc. Tăng động, co giật và các vấn đề liên quan đến phối hợp, cân bằng cũng hay xuất hiện cùng bệnh đầu nhỏ.
Nguy cơ virus Zika xâm nhập vào Việt Nam
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Đặng Quang Tấn cho biết, virus Zika đã được phát hiện lần đầu tiên trên động vật tại rừng Rika của Uganda vào năm 1947. Nhưng kể từ khi được phát hiện tại Brazil vào tháng 5/2016, nó đã bùng phát và lây lan nhanh chóng.
Tính đến ngày 23/1, virus này đã lan truyền đến 21 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Mỹ. Theo thông tin từ Bộ Y tế, tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm bệnh, tuy nhiên, không loại trừ khả năng nguy cơ virus Zika xâm nhập vào.
Nguyên nhân là do Việt Nam đang có sẵn véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết và virus Zika hoàn toàn có thể lây truyền nơi có muỗi Aedes lưu hành.
Bên cạnh đó, người chưa có miễn dịch cộng đồng căn bệnh này, vì đây là loại virus mà thế giới chưa có vắcxin và thuốc đặc trị. Vì vậy, chỉ cần một trường hợp bệnh xuất hiện tại Việt Nam, nguy cơ dịch bệnh lan rộng là điều có thể xảy ra.
Do đó, Bộ Y tế đang lên các phương án phòng chống dịch bệnh xâm nhập tại Việt Nam và đáp ứng các tình huống khẩn cấp trong y tế công cộng.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị các đơn vị y tế cùng phối hợp lên kế hoạch phòng chống dịch toàn diện từ kịch bản phòng chống dịch bệnh mới nổi sẵn có, đồng thời cung cấp đầy đủ các thông tin, khuyến cáo chi tiết cho người dân. Trong đó, quy trình giám sát, phát hiện và hướng dẫn xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị phải được đặc biệt chú trọng.
Thứ trưởng Long cũng khuyến cáo người dân, nhất là phụ nữ đang trong thai kỳ, hạn chế đến các vùng đang lưu hành dịch.
Hiện chưa có phương pháp điều trị nào giúp đưa não của trẻ mắc bệnh về kích cỡ thông thường mà chỉ có thể tác động để kiểm soát khuyết tật thần kinh hoặc vấn đề ngôn ngữ. Trước tình hình lây lan khó kiểm soát của virus, Mỹ tuyên bố sẽ thử nghiệm văcxin Zika vào cuối năm nay. Các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ mang thai cần tự bảo vệ mình khỏi bị muỗi cắn và nếu có thể thì nên trì hoãn có bầu trong vòng 2 năm.
Dịch zika (tật đầu nhỏ) là gì mà khiến cả thế giới lo sợ? (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Dịch zika (tật đầu nhỏ) là gì mà khiến cả thế giới lo sợ, các bạn hãy cùng tìm hiểu để biết rõ hơn! |
Virut zika - cách bắt bệnh và phòng ngừa hiệu quả nhất! (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Virut zika - cách bắt bệnh và phòng ngừa hiệu quả nhất, điều mà nhà nào cũng cần phải biết! |