Dưới đây là câu trả lời từ văn phòng tư vấn pháp luật trả lời:
1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình.
Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Như vậy, việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn mà chung sống với gia đình được thực hiện như trên.
Cách xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng ?
Theo quy định tại điều 33, 43 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc xác định tài sản chung và tài sản riêng như sau:
2.1 Cách xác định tài sản riêng của vợ chồng
Tài sản riêng của vợ chồng được bao gồm các tài sản:
+ Tải sản mà mỗi người có trước khi kết hôn: Căn cứ vào ngày đăng ký kết hôn nếu tài sản đó có trước ngày đó thì về nguyên tắc nó là tài sản riêng của bên đứng tên quyền sở hữu tài sản đó.
Ví dụ: Anh A kết hôn với chị B ngày 01/01/2022. Anh A có một mảnh đất được cấp ngày 10/10/2021, Chị B có một chiếc ô tô đăng ký tên mình cấp ngày 09/09/2021. Vậy, ngôi nhà là tài sản riêng của Anh A, chiếc xe ô tô là tài sản riêng của chị B.
+ Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân: Căn cứ vào hình thức được thừa kế RIÊNG, tặng cho RIÊNG để xác định tài sản riêng.
Ví dụ: Anh A kết hôn với chị B ngày 01/01/2022. Vào ngày 01/05/2022, Bố của Chị B là ông C xác lập hợp đồng rặng cho riêng tài sản cho chị B một mảnh đất. Vậy, mảnh đất này của chị B là tài sản riêng của chị B mặc dù tài sản đó có sau hôn nhân.
=> Xin lưu ý: Do quan hệ hôn nhân thường dựa trên yếu tố tình cảm (tình nghĩa gia đình nói chung), nên ở Việt nam rất ít khi minh bạch, rõ ràng vấn đề thừa kế riêng, tặng cho riêng tài sản mà thường 'mập mờ" trong việc xác lập các văn bản thừa kế, tặng cho. Do vậy, Luật Minh Khuê xin lưu ý rằng cần đưa thêm chữ "RIÊNG" vào các văn bản tặng cho, thừa kế để tránh các tranh chấp phát sinh về sau trong quá trình giải nghĩa các hợp đồng tặng cho, thừa kế này.
Cách lập hợp đồng rặng cho riêng (áp dụng tương tự với di chúc tặng cho riêng).
Tôi là: Trần văn C, tặng cho riêng con gái tôi là Trần Thị C, căn nhà tại ... theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ... lập ngày ...
Đôi khi chỉ thêm một chữ "riêng" đã đủ căn cứ xác định đây là tài sản riêng của Trần Thị C.
+ Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng (theo các điều 38, 39 và 40 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014).
+ Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
+ Hoa lợi, lợi tích hình thành từ tài sản riêng của ai là tài sản riêng người đó.
Ví dụ: Chị B có 1 tỷ đồng tiền tiết kiệm gửi ngân hàng (Là tài sản riêng) trước khi kết hôn với Anh A. Vậy, tiền lãi ngân hàng cũng được xem là tài sản riêng của chị B.
2.2 Cách xác định tài sản chung của vợ chồng
Quy định tại điều 33, luật hôn nhân gia đình năm 2014, cụ thể tài sản chung bao gồm:
+ Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân
+ Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
+ Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
+ Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
+ Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Tóm lại, với quy định này thì về nguyên tắc các tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân (từ ngày kết hôn đến ngày ly hôn hoặc khi một trong hai bên chết) đều coi là tài sản chung nếu không thể chứng minh đó là tài sản riêng. Và dựa theo các nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn tại mục 1 để giải quyết nếu hai vợ chồng không thể thỏa thuận phân chia với nhau.