Vụ 4 học sinh tiểu học mất tích: Đi xin việc để có tiền ăn chơi?

09:30, Chủ nhật 13/03/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Liên quan đến vụ 4 nữ sinh tiểu học trốn nhà đi sau giờ học, nguyên nhân ban đầu đã được xác nhận là rủ nhau bỏ học, đi xin việc để có tiền... ăn

Liên tiếp những vụ học sinh bỏ học đi tìm việc

Mấy ngày nay, dư luận xã hội đang "sôi sục" lên câu chuyện của bốn học sinh tiểu học mất tích bí ấn sau giờ học.

Bốn em này là học sinh của trường tiểu học Bế Văn Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội), các em tự ý trốn học, rủ nhau lên xe buýt rồi sau đó không trở về nhà khiến gia đình và nhà trường lo lắng. Sau đó, vào 22h cùng ngày cơ quan công an kết hợp với các đơn vị chức năng đã tìm thấy 4 học sinh đó.

Sự việc đã gây ra nhiều hoang mang cho cả gia đình, phụ huynh và không ít các em học sinh.

Mới đây nhất, ngày 17/2, sau khi đến trường, 3 học sinh ở Phú Yên đồng loạt nộp giấy xin phép nghỉ học với lý do bận việc nhà rồi đột nhiên “mất tích”. Trước khi bỏ đi, 3 nữ sinh trên để lại 3 bức thư báo tin gia đình biết mình đã rời quê nhà đi nơi khác tìm cuộc sống tự lập. Sau 5 ngày không tìm thấy việc làm, các em đã được tìm thấy ở Nha Trang và người quen đưa về nhà an toàn.

Những sự việc trên đã dáy lên nhiều lo ngại, nhất là khâu quản lý, giáo dục tại môi trường sống và giáo dục của các em.

Mô tả ảnh.
Ảnh cắt từ camera bốn em học sinh trốn đi cửa sau (Ảnh ANTD)

Nguyên nhân xuất phát từ đâu?

Ngay sau khi nhân được tin báo, lực lượng chức năng đã tổ chức truy tìm tung tích của bốn cháu bé. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, đến buổi tối cùng ngày, bốn cháu bé đã được tìm thấy và đưa về nhà an toàn.

Theo thông tin cơ quan công an xác định ban đầu, cả bốn học sinh này rủ nhau bỏ học, trốn nhà đi xin việc làm để có tiền ăn chơi.

Điều này đã gây ra không ít tranh cãi về sự táo bạo, bất chấp của học sinh hiện nay.

Theo TS. Nguyễn Thị Tố Uyên, Phó khoa Xã hội học (Học viện Báo chí&Tuyên truyền) cho rằng: “Các em mới là học sinh bậc tiểu học mà có những hành động như vậy có thể thấy nó xuất phát từ môi trường giáo dục, môi trường sống. Bỡi lẽ, môi trường sống có tác động rất lớn đối với trẻ em.

Các em trốn ra khỏi trường và nghĩ rằng mình có thể bỏ đi kiếm tiền ăn chơi rất có thể là do các em bị ảnh hưởng bởi phim ảnh, từ hiện thực cuộc sống. Hiện nay, học sinh đang bị tác động rất lớn bởi cách nói, cách làm, cách ứng xử của người lớn. Vì thế ngay trẻ em thường hay nghĩ tới vấn đề hưởng thụ, tới vật chất, nghĩ tới những vấn đề người lớn làm và nó mong muốn có thể làm như vậy”.

Thạc sỹ Lê Minh Công, Phó trưởng Khoa Tâm lý học, Trường ĐH Quốc gia TPHCM, bốn em học sinh này làm thế để khẳng định mình. Theo ông, ở lứa tuổi này, các em có tâm lý mong muốn được trở thành người lớn, nhưng trong con mắt của cha mẹ, các em vẫn là những đứa trẻ cần bao bọc, chính vì vậy chúng muốn khẳng định bản thân, một số em đã chọn cách hành xử "bỏ nhà ra đi" như người lớn để khẳng định mình.

Cũng có một số ý kiến cho rằng, các em hành động như vậy là do ảnh hưởng quá nhiều từ phim ảnh. Sự tác động của phim ảnh tác động rất lớn đến suy nghĩ của các em. Các em còn rất nhỏ, chưa ý thức được hành động của mình, cộng thêm sự bồng bột, thiếu kiềm chế, dẫn đến vô tổ chức… thậm chí ảo tưởng về bản thân. Chính những điều này khiến các em có quyết định táo tợn như vậy.

Tuy nhiên, thực tế có thể thấy rằng, nguyên nhân quan trọng nhất vẫn phải kể đến môi trường giáo dục và chính gia đình các em.

Nếu như nhà trường làm tốt việc giáo dục, quản lý chặt chẽ, định hướng các em thấy được sự cần thiết phải học tập và thường xuyên tư vấn, khuyến khích, giúp đỡ để các em coi hoạt động học của mình là việc làm cần thiết hơn thì chắc chắn không dẫn đến hiện tượng các em nghỉ học, bỏ trường để đi tìm cuộc sống tự lập.

Hoặc từ phía gia đình các em, có thể cha mẹ các em chưa thực sự quyết đoán, chưa coi trọng việc học hành của con cái nên chưa gần gũi các con để tìm hiểu nguyện vọng tâm tư của các con. Họ thường bị áp lực bởi dư luận xã hội về việc học tập chứ chưa quan tâm đến suy nghĩ trong giai đoạn mới lớn của con trẻ.

Sự việc như một hồi chuông cảnh tỉnh đối với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong gia đình cũng như nhà trường.

Theo TS. Mai Quốc Khánh (Đại học Sư phạm Hà Nội), cần thắt chặt hơn nữa việc giáo dục các em, từ hai phía:

Trước hết, các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian hơn cho con, tìm hiểu về con và có các biện pháp ứng xử cho phù hợp, tránh hiện tượng quá nuông chiều con, đặc biệt là không nên cho em tiêu tiền quá sớm.

Thứ hai, nhà trường phối hợp cùng với gia đình và xã hội tổ chức các khóa học, hoạt động để hình thành và phát triển những kĩ năng sống thiết yếu cho học sinh.

Và cuối cùng nhà trường cần thắt chặt công tác quản lý học sinh, tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra.

 

Bé trai bị anh họ 14 tuổi chém gần đứt lìa tay vì đùa nghịch
Bé trai bị anh họ 14 tuổi chém gần đứt lìa tay vì đùa nghịch
(Xã hội) - (Phunutoday) - Sự việc hy hữu mới xảy ra tại Bắc Giang: Trong lúc đùa nghịch, người anh họ đã vô tình chém gần đứt lìa tay của cậu em trai.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link