Vùng đất một vợ được lấy 5-7 anh chồng, có hẳn lịch "thị tẩm" chia đều cho các đức lang quân

( PHUNUTODAY ) - Phụ nữ ở nơi đây được phép kết hôn với nhiều người đàn ông cùng lúc. Đặc biệt, những ông chồng này là anh em ruột của nhau.

Hàng trăm năm duy trì chế độ đa phu - một vợ nhiều chồng

Nhà nhân chủng người Mỹ Melvyn C. Goldstein đã có dịp đặt chân đến một vùng đất thung lũng thuộc dãy Himalaya hùng vĩ và tìm hiểu về một cộng đồng dân cư với lối sống và phong tục kỳ lạ nhưng cũng vô cùng đặc sắc ở nơi đây.

Nhà nhân chủng học người Mỹ Melvyn C. Goldstein

Nhà nhân chủng học người Mỹ Melvyn C. Goldstein

Ở đây, người dân duy trì chế độ đa phu. Một người phụ nữ thường kết hôn với nhiều người đàn ông. Những người đàn ông này luôn luôn là anh em ruột của nhau.

Cụ bà Buddhi Devi được hứa hôn từ khi 14 tuổi. Khi đó, đối tượng kết hôn của bà là một cậu bé cùng làng mới có 12 tuổi. Đây là điều không có gì lạ lẫm ở vùng đất của họ. Không chỉ kết hôn với người nhỏ tuổi hơn mình, Buddhi còn cưới luôn cà người em của cậu bé kia làm chồng.

Giờ đây, bà Buddhi đã bước qua cái tuổi 70. Bà vừa là một phụ nữ có chồng, vừa là góa phụ bởi một trong 2 người chồng của bà đã qua đời. Bà Buddhi là một trong số ít những người sống tại đây vẫn còn theo tập tục đa phu cổ xưa.

Cụ bà Buddhi Devi

Cụ bà Buddhi Devi

Ở ngôi làng hẻo lánh trong một thung lũng ở Himmalaya, trong hàng trăm năm qua, chế độ đa phu được xem là giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề đất đai, kinh tế và kế hoạch hóa gia đình.

Người dân ở đây sống dựa vào các trang trại nhỏ nằm chênh vênh trên sườn núi ở độ cao hơn 3350 mét so với mực nước biết. Việc phải phân chia đất đai canh tác cho những người con trai khiến mỗi người chỉ có một mảnh đất nhỏ. Mùa đông nơi đây lại rất khắc nghiệt, có thể tàn phá hết mùa màng khiến kinh tế luôn rơi vào cảnh khó khăn, thiếu thốn. Vì vậy, một người phụ nữ lấy nhiều chồng và những người chồng là anh em của nhau giúp họ giải quyết vấn đề đất đai. Khi họ ở chung một nhà, các mảnh đất sẽ không phải chia nhỏ.

manh-dat-duy-tri-che-do-da-phu-03

Chế độ đa phu ở nơi đây cũng được coi là biện pháp kế hoạch hóa gia đình cho phù hợp với điều kiện tài nguyên thiên nhiên hạn chế. Nếu một người đần ông lấy nhiều vợ thì số con cái của anh ta chắc chắn sẽ nhiều hơn một người phụ nữ lấy nhiều chồng. Hơn nữa, việc anh em ruột lấy chung một vợ sẽ giúp đất đai, tài sản trong gia đình không rơi vào tay ngời khác.

Trong quá trình nghiên cứu, ông Melvyn C. Goldstein từng chứng kiến những người phụ nữ ở đây kết hôn với 5-7 người chồng cùng lúc và những người đàn ông đó đều là anh em ruột trong cùng một nhà.

Vợ chia lịch "thị tẩm" cho mỗi người chồng

Để những người chồng không cảm thấy ghen tỵ với nhau, người vợ phải biết cách chia lịch "chăn gối" sao cho công bằng. Những người phụ nữ thưởng phải quyết định mỗi tháng họ sẽ "ân ái" với chồng bao nhiêu ngày và chia đều cho mỗi người chồng. Cũng có trường hợp người vợ chọn cách ngủ lần lượt với nhiều người chồng trong một đêm.

Để giữ được sự êm ấm, hạnh phúc trong gia đình, những người chồng thường phải nhường nhịn, thấu hiểu, bao dung lẫn nhau.

Do chế độ đa phu, những đứa trẻ ở đây thường không biết bố ruột của mình là ai. Vì vậy, khi người lạ đến thăm nơi này, họ thường không hỏi đâu là bố đứa trẻ.

manh-dat-duy-tri-che-do-da-phu-04

Ông Sukh Dayal Bhagsen (ngoài 60 tuổi) và hai anh em khác của mình đã kết hôn với bà Prem Dasi. Gia đình họ có 5 đứa con nhưng không ai rõ bố ruột của từng đứa trẻ là ai. Chúng thường sẽ gọi người chồng lớn tuổi nhất của mẹ là bố và gọi những người còn lại là chú.

Ở thế hệ của ông Sukh, chế độ đa phu vẫn tồn tại. Tuy nhiên, đến thời của con trai ông, nó đang dần biến mất. Nguyên nhân là do người dân nơi đây dần được tiếp cận với cuộc sống hiện đại. Những đứa trẻ được đi học, mội người cũng dần thoát khỏi đồi núi để làm việc ở những nơi khác. Khi tiếp cận với thế giới bên ngoài, người dân bắt đầu có sự thay đổi suy nghĩ về quan hệ hôn nhân.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link