6 cách rửa rau củ tai hại, càng rửa càng ngấm độc mà nhiều người vẫn làm: Rửa bằng nước vo gạo, nước muối

( PHUNUTODAY ) - Rửa rau không đúng cách có thể khiến chất độc ngấm sâu hơn vào trong rau, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng.

Việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng các loại rau củ là hết sức phổ biến. Các loại thuốc giúp diệt trừ sâu bỏ, giữ cho rau củ tươi tốt, bắt mắt và bán được với giá tốt hơn.

Tuy nhiên, quy trình trồng trọt không đảm bảo tiêu chuẩn, người trồng phun quá nhiều thuốc trừ sâu hoặc thu hoạch sớm hơn quy định khiến các loại rau củ tồn dư rất nhiều chất độc hại. Sức khỏe của người tiêu dùng bị ảnh hưởng trực tiếp khi sử dụng các loại thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu này. Trường hợp lượng thuốc trừ sâu tồn dư nhiều có thể gây ngộ độc cấp tính. Ngoài ra, các chất độc hại này khi đi vào cơ thể có thể âm thầm phá hủy các cơ quan nội tạng, về lâu dài sẽ gây bệnh nguy hiểm.

Việc rửa rau củ thật kỹ trước khi sử dụng là điều cần thiết, giúp loại bỏ các chất bẩn, độc hại. Tuy nhiên, có một số thói quen rửa rau củ chưa thật sự tốt, có thể khiến các chất độc ngấm ngược vào bên trong, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người xử dụng. Các bà nội trợ cần chú ý.

Rửa với nước vo gạo

Rửa rau với nước vo gạo là một trong những thói quen mà nhiều bà nội trợ vẫn làm hàng ngày. Họ cho rằng nước vo gạo tốt hơn nước thường nên dùng để rửa rửa rau sẽ giúp loại bỏ dư lượng các chất độc hại. Tuy nhiên, bản thân nước vo gạo cũng chứa nhiều bụi bẩn, trứng côn trùng, thậm chí cả các chất bảo quản, thuốc trừ sâu từ gạo. Vì vậy, rửa rau bằng nước vo gạo không phải là một lựa chọn tốt.

6-sai-lam-khi-rua-rau-01

Rửa với muối

Muối có thể khiến trứng giun và sâu bọ dễ rụng hơn nhưng nó cũng làm giảm khả năng làm sạch của nước. Tuy nhiên, nồng độ muối quá cao có thể phá hủy tế bào biểu bì thực vật, làm các chất ô nhiễm dễ âm nhập vào rau.

Rửa bằng baking soda

Baking soda có tính kiềm yếu, có thể trung hòa được thuốc trừ sâu có tính axit. Tuy nhiên, phải mất một thời gian rất dài mới mới phân hủy hết dư lượng thuốc trừ sâu trên rau. nếu rửa bình thường sẽ không đạt hiệu quả. Ngoài ra, không phải loại thuốc trừ sâu nào cũng có tính axit nên chưa chắc baking soda đã có thể trung hòa được.

Rửa bằng giấm

Giấm có tính axit nên có thể kéo dài thời gian thoái biến của thuốc trừ sâu, không chỉ càng khó loại bỏ hóa chất trong rau củ mà còn gây ra ngộ độc.

Ngâm rau trong nước quá lâu

6-sai-lam-khi-rua-rau-02

Nhiều người nghĩ rằng ngâm rau trong nước giúp loại bỏ đất cát, sâu bọ thậm chí cả các chất hóa học độc hại trong rau củ. Tuy nhiên, việc ngâm rau quá lâu trong nước sẽ làm mất đi các vitamin dễ hòa tan trong nước. Bên cạnh đó, ngâm rau lâu có thể tạo điều kiện có một số vi khuẩn, các chất bảo vệ thực vật ở mặt ngoài xâm nhập ngược lại vào trong rau.

Cắt trước khi rửa rau

Nhiều người có thói quen cắt nhỏ rau trước khi rửa. Tuy nhiên, đây là cách làm sai. Cắt nhỏ rau sẽ làm mất đi một lượng lớn các vitamin hòa tan trong nước, thậm chí còn vô tình tạo điều kiện cho chất bẩn bên ngoài ngấm vào trong rau lúc rửa.

Cách rửa rau đúng

Rửa dưới vòi nước chảy

Lực xả của dòng nước và lực của bàn tay khi chà có thể giúp lấy đi phần lớn bụi bẩn mà không làm hỏng bề mặt rau. Khi đó, các chất dinh dưỡng sẽ không bị mất đi và các chất bẩn cũng không thể ngấm sâu vào trong rau.

Đối với các loại rau ăn hoa như bông cải, chúng ta cần rửa nhẹ bề mặt rồi cắt thành từng phần và ngâm trong nước muối (nồng độ khoảng 5%) khoảng 5 phút. Cuối cùng rửa sạch rau dưới vòi nước chảy. Không nên ngâm rau trong nước muối đậm đặc hoặc ngâm quá lâu.

6-sai-lam-khi-rua-rau-03

Gọt vỏ

Đối với các loại củ như cà rốt, khoai tây, bầu bí... tốt nhất nên gọt vỏ trước khi chế biến.

Nhúng qua nước sôi

Nhúng qua nước sôi rồi mưới nấu giúp loại trừ vi khuẩn, tăng quá trình phân hủy thuốc trừ sâu.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link