Đâu là độ tuổi kết hôn lý tưởng?
Nghiên cứu thực hiện bởi Nick Wolfinger - nhà xã hội học tại Đại học Utah, Mỹ cho thấy những người kết hôn trong khoảng từ 28 tới 32 tuổi có tỷ lệ chia tay ít nhất trong những năm tiếp theo - ít nhất là trong vòng năm năm đầu sau hôn nhân. Đây là một bước tiến triển mới bởi trước đây, các nhà xã hội học tin rằng chờ đợi rồi mới kết hôn sẽ dẫn đến đời sống gia đình sau này ổn định, nhưng chưa có số liệu hay ngày tháng cụ thể cho quan niệm này.
Theo nghiên cứu của Wolfinger, độ tuổi thích hợp để kết hôn là từ 28 tới 32 tuổi. |
Phân tích dữ liệu của các cuộc điều tra quốc gia về tăng trưởng gia đình các giai đoạn 2006-2010 và 2011-2013, Wolfinger phát hiện ra rằng: “Tỷ lệ ly hôn giảm dần khi độ tuổi tăng từ thiếu niên cho tới những năm cuối 20, đầu 30. Sau đó, tỷ lệ ly hôn lại tăng vọt khi người ta bước sang cuối những năm 30, đầu 40 tuổi”. Nghiên cứu còn cho biết thêm, từ sau năm 32 tuổi, cứ mỗi năm tỷ lệ ly hôn lại tăng khoảng 5%.
Biểu đồ cho thấy tương quan giữa ly hôn và độ tuổi kết hôn lần đầu ở Mỹ năm 1995: Cuối 20, đầu 30 là độ tuổi có tỷ lệ ly hôn thấp nhất. |
Có rất nhiều yếu tố giải thích tại sao độ tuổi cuối 20, đầu 30 lại là lý tưởng nhất để bắt đầu mối quan hệ lâu dài. Lúc đó, người ta đã đủ chín chắn để hiểu liệu mình có thực sự hòa hợp với người khác hay chỉ là sức hấp dẫn nhất thời, do hormone đưa đường dẫn lối. Ở tuổi này, người ta đã trải qua những thời khắc quan trọng của cuộc đời đời - từng buộc phải lựa chọn và nhận lãnh vài trách nhiệm. Và rất có thể, họ đã đủ mạnh về tài chính để có thể hỗ trợ ai đó khi cần thiết.
Mặt khác, người trong độ tuổi từ 28 đến 32 chưa quá già và cũng không quá bảo thủ để thay đổi những thói quen, lối sống hay các mối quan hệ của mình - điều mà hôn nhân đòi hỏi. Và họ cũng có thể dành trọn thời gian, vật chất và lòng trung thành cho bạn đời hiện tại, bởi nhiều khả năng họ chưa từng lấy chồng, vợ cũ hay đã sinh con.
Wolfinger còn chỉ ra, tỷ lệ ly hôn không bị ảnh hưởng bởi giới tính, chủng tộc, nguồn gốc gia đình, nơi sinh sống, giáo dục, tôn giáo, lịch sử tình trường hay độ tuổi làm khảo sát.
Ngoài Wolfinger, các nhà xã hội học khác cũng nghiên cứu về độ tuổi kết hôn lý tưởng. Phillip Cohen từ Đại học Maryland đã dùng một bộ dữ liệu khác từ Bản khảo sát Cộng đồng Mỹ và cho biết tuổi đời lớn hơn không có nghĩa cuộc hôn nhân của bạn sẽ ít có cơ hội vượt qua hơn. Theo phân tích của Cohen, độ tuổi lý tưởng để kết hôn nếu bạn không muốn ly dị là từ 45 đến 49.
Sự thật thì, ly hôn là một mô hình xã hội khó có thể đo lường. Tại Mỹ, nhiều bang từ chối thu thập dữ liệu về ly hôn. Và khi càng ngày càng có nhiều cặp đôi "góp gạo thổi cơm chung" mà không kết hôn như hiện nay, thật khó để mà tìm hiểu về hôn nhân - gia đình qua loại dữ liệu này.
Tuy nhiên, vẫn có những quan niệm đúng đắn được hỗ trợ bởi các nghiên cứu: Tiền bạc, học thức, đăng ký kết hôn trước khi dọn đến sống cùng nhau và chờ có con rồi mới cưới giúp giảm nguy cơ ly dị.
Câu chuyện về cuộc điện thoại làm kinh động cả thủ đô Đan Mạch (Xi nhan) - (Phunutoday) - Alo! Đây là đội phòng cháy chữa cháy”, đầu dây bên kia không thấy có tiếng trả lời nhưng Erich nghe thấy một tiếng thở nặng nề. |