Hãi hùng cảnh buôn bán nội tạng tại những cơ sở "chui"

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Để có tiền, nhiều người dân nghèo bất chấp nguy hiểm tính mạng đã đến những cơ sở "chui" để thực hiện việc mua bán nội tạng khiến nhiều người

Gần đây, tại Ấn Độ xuất hiện nhiều nơi buôn bán nội tạng không đảm bảo cơ sở vật chất, vệ sinh an toàn cho người bán nội tạng. Tuy vậy, nhiều người dân nghèo vẫn đến đây thực hiện giao dịch chỉ vì một số tiền ít ỏi mà không quan tâm đến sức khỏe của bản thân. 

Mô tả ảnh.
Người dân lo lắng chờ đến lượt bán nội tạng. 

Cụ thể, ở Ấn Độ mỗi năm có khoảng 2.000 người tình nguyện bán thận với mức giá 5.000USD (hơn 100 triệu đồng). Với cơ sở bán nội tạng “chui” thực hiện việc lấy nội tạng không an toàn, vệ sinh không đảm bảo có thể gây nguy hại chết người khiến các nhà chức trách tại địa phương đau đầu. 

Ngoài ra, những người bán nội tạng đa số là người dân nghèo, kém hiểu biết trong việc chăm sóc sức khỏe. Do đó, sau khi phẫu thuật bán nội tạng dễ dẫn đến việc vết thương nhiễm trùng, mưng mủ khiến cơ thể suy nhược dễ dẫn đến tử vong. 

Mô tả ảnh.
Nhiều người đau đớn sau khi tiến hành phẫu thuật. 

Khi đến những cơ sở bán nội tạng “chui”, nhiều người không khỏi rùng mình trước những hình ảnh máu me bê bết. Những khuôn mặt đầy lo lắng của người chờ bán nội tạng, khuôn mặt đau đớn của người đi ra sau phòng mổ. 

Được biết, những cơ sở bán nội tạng “chui” sau khi tiến hành giao dịch thường trả cho người bán số tiền rất ít ỏi. Tuy nhiên, một số nội tạng như tim, gan, thận… sau khi thu gom, bảo quản đến tay người cần lại có mức giá từ 130.000 USD - 200.000USD (khoảng 2,8 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng).

Mô tả ảnh.
Cơ sở tiến hành giao dịch nội tạng kém an toàn. 

Dù cơ quan chức năng đã đưa ra cảnh báo, nghiêm cấp việc buôn bán nội tạng “chui” nhưng nhiều cơ sở vẫn mọc ra như nấm. Nguyên nhân là do nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo cần cấy ghép nội tạng, nhưng tại những bệnh viện lớn số nội tạng được hiến lại không nhiều. Thêm vào đó, nhiều người dân nghèo chấp nhận bán nội tạng để kiếm tiền chi trả cuộc sống khó khăn. 

Mô tả ảnh.
Bác sĩ tiến hành phẫu thuật lấy nội tạng. 

Chính suy nghĩ đó, nhiều người đã tìm đến những cơ sở bán nội tạng “chui” để bán thận. Trong đó, việc bán một quả thận thì họ vẫn sống, không hề ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Theo một số thống kê, Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia buôn bán nội tạng trái phép nhiều hơn những đất nước khác. Cụ thể, Trung Quốc mỗi năm mổ lấy 11.000 bộ phận nội tạng từ các tử tù mỗi năm. Trước thông tin này, cơ quan chức năng Trung Quốc đã bác bỏ mà cho rằng, việc lấy nội tạng cấy ghép là do những người tự nguyện hiến tặng. 

Mô tả ảnh.
Người thân lo lắng, chờ đợi người nhà bán nội tạng đi ra từ phòng phẫu thuật. 

Ngay khi những thông tin lấy nội tạng tử tù để cấy ghép khiến dư luận phẫn nộ tột cùng trước hành vi tàn ác này. Do đó, những người phát ngôn của đất nước này khẳng định sẽ chấm dứt toàn bộ việc sử dụng tử tù như một nguồn cung cấp nội tạng.

Những vụ giết người, lấy cắp nội tạng gây chấn động dư luận
Những vụ giết người, lấy cắp nội tạng gây chấn động dư luận
(Xã hội) - (Phunutoday) - Tội phạm ăn cắp nội tạng đang trở thành vấn nạn nóng trên toàn cầu khi liên tiếp xuất hiện những vụ án khiến thế giới rúng động.
Theo:  khoevadep.com.vn copy link