Những tai nạn trẻ thường gặp với kim khâu

12:00, Thứ hai 02/05/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Cha mẹ cần hết sức cẩn thận và chú ý đến mọi vật dụng xung quanh trẻ để phòng tránh những tai nạn có thể xảy ra.

Kim khâu chui vào lồng ngực bệnh nhi

Ngày 19/7/2011, bé gái 10 tuổi ở Bến Tre đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) trong tình trạng sốt cao, sổ mũi, ho và đau trong ngực. Bé được bác sĩ xác định nguyên nhân bệnh do dị vật là một cây kim khâu sau khi tiến hành chụp CT.

Do dị vật nằm ở vị trí rất nhiều mạch máu, gây khó cho việc mổ hở, các bác sĩ đã phải dùng phẫu thuật nội soi để đưa cây kim ra ngoài.

Bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết: "Phải mất gần 4 giờ đồng hồ, chiếc kim khâu mới được đưa ra ngoài an toàn".

Theo gia đình, trong lúc mẹ vá quần áo, bé sợ em trai lấy cây kim nghịch nên đã cắn cây kim vào miệng để giữ, sau đó trót nuốt. Lo sợ, bé đã móc miệng để nôn nhưng cây kim vẫn không chịu chui ra.

Các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 1 nói, thay vì đi vào thực quản (đường nối từ miệng đến dạ dày) thì không hiểu sao cây kim lại thoát ra ngoài lồng ngực.

Bé vô tình nuốt cây kim khâu của mẹ

Bé V.T (16 tháng) nhập viện Nhi trung ương trong tình trạng quấy khóc, nôn mửa dữ dội, người thâm tím… 

Theo như ghi nhận thì chị M. - mẹ của bé đang ngồi chơi với con rất vui vẻ, chị vừa nói chuyện với con, vừa khâu lại mấy chiếc quần của con. Trong lúc sơ ý quay sang làm việc khác, chị không thấy chiếc kim mình đang khâu nằm ở đâu, cùng lúc đó, bé T. khóc dữ dội,  người tím ngắt...
 
Tại bệnh viện, sau vài tiếng bắt tay vào tìm dị vật, bác sĩ mới phát hiện ra chiếc kim khâu nằm gọn trong lồng ngực bệnh nhi trước sự sững sờ, ân hận của người mẹ. May thay cho chị M. là bé V.T được đưa vào cấp cứu kịp thời.

Kim khâu diều nằm trong khớp gối bé 1 tuổi

Ngày 18/4, bé Nguyễn Hữu Tâm (1 tuổi, Ninh Bình) nhập viện Nhi trung ương. Thời điểm nhập viện, gia đình cho biết bé bị 1/2 cây kim khâu dài 3cm đâm trúng vào khớp gối.

Bác sĩ Lê Tuấn Anh (Khoa Chỉnh hình Nhi) kể lại: “Mẹ cháu nói tai nạn xảy ra trong lúc bé Tâm ngồi xem anh trai 10 tuổi khâu diều. Sau khi bị kim đâm, bé khóc lớn vì đau đớn. Mẹ cháu phát hiện sự việc đã lập tức chạy lại, tìm cách rút cây kim ra. Tuy nhiên trong quá trình rút, cây kim lại bị gãy đôi. Một nửa nằm ngập trong khớp gối của bé. Quá hoảng sợ, cha mẹ vội đưa cháu lên Bệnh viện Nhi Trung ương”.

Tại đây, sau khi tiến hành chụp phim, làm các xét nghiệm, cháu Tâm được chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên khi mở bao khớp gối của bệnh nhi, các bác sĩ vô cùng bất ngờ. Bên trong khớp gối của bé Tâm không hề có một đoạn kim khâu bị gãy nào. Câu hỏi đặt ra là phải chăng, cây kim khâu này biết... “chạy”?

Kim khâu dài 3cm nằm trong khớp gối bé trai 1 tuổi
Hình ảnh chụp X-quang

Là người có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các tình huống trẻ bị đâm bởi dị vật, bác sĩ Lê Tuấn Anh (người trực tiếp phẫu thuật cho cháu) xác định: Cây kim nhiều khả năng đã bị di chuyển đến một vị trí khác. Để xác định chính xác vị trí của dị vật, ê-kíp phẫu thuật đã phải tăng sáng máy X-quang, hỗ trợ định vị dị vật. Nhờ đó, phát hiện cây kim rất mảnh, chiều dài còn lại khoảng 1,5cm găm vào xương bánh chè của bệnh nhi. 

“Các thao tác phải hết sức cẩn trọng. Do xương bệnh nhi còn khá mềm nên kim cắm sâu. Nếu không thao tác chuẩn xác, cây kim hoàn toàn có thể bị gãy lần nữa trong quá trình rút ra. Do đó, ca phẫu thuật phải mất đến hơn một giờ đồng hồ mới hoàn tất”. - Bác sĩ Tuấn Anh cho biết.

Hiện nay, cháu Toàn vẫn đang được các bác sĩ chuyên khoa Chỉnh hình chăm sóc và theo dõi.

Bác sĩ Tuấn Anh khuyến cáo kim khâu là vật dụng rất nhọn nên có thể đi vào cơ thể qua da rất nhẹ nhàng, không gây đau đớn nhiều. Tuy nhiên, khi đi vào cơ thể thì kim có thể chạy đến rất nhiều cơ quan khác nhau như cơ, khớp, phổi thậm chí chạy vào tim.

Vì vậy, người lớn cần cẩn thận trong khi sử dụng vật dụng này, tránh để rơi rớt kim ra sàn, chăn, chiếu. Trong trường hợp nhà có trẻ lớn thì phải hướng dẫn trẻ cất kim gọn gàng sau khi sử dụng tránh xảy ra tình huống đáng tiếc.

Khi con gặp nạn, nhiều bậc phụ huynh cho rằng đó là rủi ro không may xảy ra, mà không nghĩ rằng mình là nhân tố cốt yếu có thể giúp con phòng tránh được. Nhiều cha mẹ vì chủ quan trong quá trình chăm sóc con cái, với tư tưởng miễn là con vui mà không để ý rằng chính những việc mình làm, những thứ mình đặt vào tay con là những tác nhân gây tổn hại rất lớn tới sức khỏe của con mình. Và những tổn hại đó chính những bậc cha mẹ cũng không bao giờ lường trước được. Do đó, để ngăn chặn những nguy hiểm tiềm ẩn xung quanh con trẻ, các bậc cha mẹ nên chú ý những điều sau:

- Đối với trẻ nhỏ, tuyệt đối không nên để những đồ vật có kích thước quá nhỏ trong tầm tay với của trẻ. Hãy chọn lựa cho con những món đồ chơi an toàn, có nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo con không bị nhiễm chất độc hại và nuốt phải dị vật. Cha mẹ nên kê dọn phòng sao cho ít đồ đạc nhất có thể, để xa tầm tay bé những đồ vật nhỏ, dễ nuốt, dễ hóc. Khuyến khích trẻ chơi trong một không gian nhất định, nơi mà bố mẹ có thể kiểm soát được bé.

- Trẻ 2-6 tuổi rất hiếu động, tò mò, chưa ý thức được sự nguy hiểm nên sự an toàn của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức và kỹ năng của cha mẹ. Cha mẹ cần để những vật chứa nhiều sự rủi ro, dễ khiến trẻ gặp nguy hiểm ở những nơi trẻ không thể sờ hoặc với tới.

Hãy nói, phân tích tác hại của rủi ro về những đồ vật, đồ chơi xung quanh để mọi người trong gia đình cũng đề cao cảnh giác và phần nào giúp bé tránh xa những nơi tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho mình. 

Nam thanh niên chết đuối khi đi du lịch kỳ nghỉ lễ
Nam thanh niên chết đuối khi đi du lịch kỳ nghỉ lễ
(Xã hội) - (Phunutoday) - Tối ngày 30/4, cơ quan chức năng đã bàn giao thi thể nạn nhân Nguyễn Đức Thiện cho gia đình lo hậu sự, nạn nhân được xác định bị đuối khi đang đi
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Vũ Trung Thành