Những kỹ năng nhất định phải biết để tránh bị chó tấn công

07:30, Thứ tư 16/03/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Những kiến thức hữu ích giúp bạn tự bảo vệ chính mình và người thân khỏi mối nguy hiểm rình rập từ loài chó...

Sau vụ việc 4 con chó dữ cắn xé chủ nhân ở Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng việc nhập khẩu và quản lý chó dữ đang bị buông lỏng.

Ông Nguyễn Ngọc Tiến - Trưởng phòng Dịch tễ (Cục Thú ý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết, hiện nay, việc nhập chó cảnh từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại không có một quy định hạn chế nào. Các quy định pháp lý cũng không phân biệt chó dữ có được nhập hay không.

Ông Tiến cho hay, chó cảnh cũng được xem là bầu bạn của con người. Thủ tục nhập cảnh chỉ cần giấy có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y các nước theo tiêu chuẩn đã quy định.

Các quy định về nuôi chó và xử lý vi phạm khi nuôi chó có quy định rõ trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật. 

Liên quan đến việc chó cắn người, Cục Thú y cho biết, năm 2015 đã có hơn 394.000 người bị cho cắn phải đi tiêm phòng dại. Theo thống kê sơ bộ, tổng đàn chó hiện nay có khoảng 10 triệu con.

Những kỹ năng nhất định phải biết để tránh bị chó tấn công
 Hãy trang bị những kỹ năng cần thiết để bảo vệ mình

Để bảo vệ chính bản thân mình và người thân, nếu có nuôi chó hoặc bắt gặp chó dữ ngoài đường, chúng ta phải hết sức lưu ý những điều này:

Tại sao chó lại tấn công?

Khi thấy người lạ đi vào nhà, vườn, sân... chó sẽ cảm thấy:

- Lãnh thổ bị vi phạm

- Bị đe dọa

Khi cảm nhận được 1 trong 2 điều chủ yếu trên, chúng sẽ sủa để cảnh cáo, hoặc tệ hơn là tấn công bạn.

Làm thế nào để không bị tấn công?

Khi chó đã sửa và tiến về phía bạn, những việc bạn nên cần đó là:

- Giữ bình tĩnh, không được sợ hãi vì chúng có thể cảm thấy điều đó - càng làm cho chúng nghi ngờ về mục đích của bạn (khoa học đã chứng minh).

- Không chạy đi vì như thế sẽ đánh thức bản năng săn mồi của chúng, nếu bạn chạy đi thì chỉ khiến việc bạn bị tấn công là điều sớm muộn.

- Không quát tháo, vung tay múa chân khi chó sủa vì như thế là bạn đang ra dấu hãy bắt đầu trận chiến.

- Giấu các ngón tay thành hình nắm đấm, tránh mở lòng bàn tay thành hình mõm hay còng - những hành động đó sẽ khiến chúng cảm thấy bị đe dọa

- Cố gắng chậm rãi lùi về sau, đi sang một bên và tránh tiếp xúc mắt trực tiếp với chó.

- Nếu chúng tiến lại gần và ngửi bạn, cứ để chúng tự nhiên, đừng tỏ ra sợ hãi, hãy để chúng quen với sự hiện diện của bạn.

Làm gì khi bị tấn công?

- Tìm một vật gì đó lớn và để ra phía trước (hãy bung dù ra, cây gậy dài), làm như thế cho thấy rằng bạn có khả năng tự vệ và tạo khoảng cách với chúng,

- Dùng mồi nhử (giỏ xách, áo khoác) để đánh lạc hướng chúng.

- Nếu cho tiếp tục sủa và không có dấu hiện ngừng lại và mọi chuyện đang tồi tệ hơn, hãy nhìn thẳng vào mắt chúng, quát lớn buộc chúng phải lùi lại.

- Hãy bảo vệ những phần dễ bị tổn thương nặng như cổ, ngực, mặt. Bạn có thể nằm xuống, cuộn người lại và dùng tay che những phần dễ tổn thương.

- Nếu chúng tấn công, hãy tấn công vào những điểm yếu của chúng như: mũi, gáy, cổ họng hoặc hãy dùng lợi thế cơ thể to lớn của bạn.

Nếu có vết thương chảy máu, hãy cầm máu, vệ sinh vết thương và đến trung tâm y tế gần nhất.

Làm gì để tránh bị tấn công?

- Luôn đề phòng với bất kể chó lạ hay chó quen.

- Tránh quấy rầy khi chúng đang ăn, ngủ hoặc chăm con.

- Nếu gặp chó lạ, tránh cười với chúng vì đó là dấu hiệu đe dọa của loài chó, chúng sẽ không phân biệt được rằng bạn cười hay cố đe dọa chúng.

- Chó bị xích, nhốt luôn luôn hung dữ hơn cho được quản lý tự do.

Đăk Lăk xác nhận bé trai 5 tháng tuổi bị viêm não mô cầu
Đăk Lăk xác nhận bé trai 5 tháng tuổi bị viêm não mô cầu
(Xã hội) - (Phunutoday) - Kết quả từ Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên xác định bé trai 5 tháng tuổi dương tính với vi khuẩn não mô cầu.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Vũ Trung Thành