Phạt tù người ngoại tình: Có khiến nhiều gia đình tan vỡ?

19:30, Thứ sáu 04/03/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Luật phạt tù người ngoại tình sẽ được áp dụng từ 1/7/2016. Tuy nhiên, hiện nay đang có rất nhiều ý kiến bàn luận xung quanh luật mới này.

Nhiều nước trên thế giới đã bỏ luật ngoại tình

Từ 1/7, Bộ luật hình sự tại Điều 182 quy định, ngoại tình có thể bị phạt mức cao nhất là 3 năm. Tuy nhiên, dưới cái nhìn của một nhà xã hội học, TS Khuất Thu Hồng cho rằng, không khả thi. Bởi theo TS Hồng thì việc định nghĩa thế nào là ngoại tình đã là khó, chưa nói đến việc tìm bằng chứng còn khó hơn.

“Để thu thập bằng chứng ngoại tình phải có những tang chứng hay hình ảnh “trai trên, gái dưới”- có vi phạm đời tư hay không? Những bằng chứng này sau khi được công bố liệu có làm tan nát gia đình thêm không? Chắc chắn là có. Như vậy Luật ra đời để bảo vệ gia đình hay làm tan nát gia đình? Dù mục tiêu của luật là bảo vệ gia đình nhưng hệ lụy của nó có làm tan nát gia đình hay không? Đây là điều chúng ta cần suy nghĩ”- TS Hồng nhấn mạnh.

Bởi theo TS Hồng thì ở xã hội Việt Nam khi công bố ai đó, truy tố ai đó về tội ngoại tình với những bằng chứng cụ thể, bắt anh ta đi tù về rất khó để gia đình đó đoàn tụ lại. Rõ ràng, điều luật này rất khó thực thi. Và nếu không thực thi thì TS Hồng cho rằng ra luật làm gì?

TS Hồng cũng cho biết thêm, luật này để thực thi được rất khó khăn, nhiều nước đã bỏ. Ngay như Hàn Quốc đã bỏ luật này từ  năm 2015. Ở Châu Âu không còn nước nào duy trì đạo luật này.

“Mình cũng phải xem lý do tại sao họ bỏ? Chắc chắn có lý do chứ không phải vì họ bừa bãi hơn?” – TS Hồng cho biết.

Những ý kiến trái chiều xung quanh luật phạt tù người ngoại tình
Ảnh minh họa 

Hệ lụy của luật ngoại tình có thể rất nghiêm trọng - gia đình sẽ tan nát nhiều hơn

Người ta vẫn có câu “mắt không nhìn thấy, tim không đau”. Dẫu cho ai đó đó chỉ mới ngờ ngợ vợ/chồng mình có nhân tình chắc chắn đã cảm thấy đau đớn vì bị phản bội. Vậy mà nay, thêm tang chứng giành giành ra thì họ còn đau khổ mức nào nữa?

TS Hồng thừa nhận khá nhiều phụ nữ bức xúc đàn ông ngoại tình. Tuy nhiên có bao nhiêu phụ nữ dám đứng ra tố cáo chồng ngoại tình? Trong bối cảnh hiện nay, phụ nữ nào dám làm điều đó chắc sẽ chịu búa rìu dư luận, chịu gạch đá của cộng đồng mạng, bị dè bỉu bởi những người hàng xóm và họ phải bán xới ở nơi khác chứ không thể ở quê hương bản quán được. Vì thế, theo TS Hồng thì không nhiều phụ nữ dám đứng ra tố cáo chồng ngoại tình.

Theo tiến sĩ (TS), luật sư (LS) Nguyễn Hữu Thế Trạch, quy định của BLHS 1999, tại Điều 147 không cụ thể hóa hậu quả của việc vi phạm chế độ một vợ, một chồng là như thế nào, chỉ quy định một cách chung là “gây hậu quả nghiêm trọng”.

Do vậy, cơ quan có thẩm quyền không thể xác định như thế nào là hậu quả nghiêm trọng và thực tế cho thấy rằng tội này chưa được áp dụng vào thực tế nhiều.

Điều 182 Bộ luật hình sự năm 2015 đã khắc phục thiếu sót này, quy định cụ thể hơn hậu quả của việc vi phạm là “làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn”, “làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát”.

Ông Hiệp cho rằng  khái niệm “chung sống như vợ chồng” thường mang tính chất cảm tính. Không có quy định định lượng cụ thể thì khó xác định hành vi này.

Do cảm tính nên mỗi người sẽ xem xét hành vi này khác nhau dễ dẫn đến hình sự hóa quan hệ dân sự.

Trên thực tế rất nhiều trường hợp vợ hoặc chồng ngoại tình và kết cục là vợ chồng ly hôn nhưng ngoại tình không phải là nguyên nhân dẫn đến ly hôn mà nguyên nhân do cách ứng xử không khéo léo của người trong cuộc. Như vậy, việc ngoại tình của vợ hoặc chồng chỉ là điều kiện để vợ chồng ly hôn.

“Vì vậy, đâu là nguyên nhân và đâu là điều kiện. Việc này rất khó phân biệt cho các cơ quan tiến hành tố tụng” - LS Huỳnh Phước Hiệp nói.

LS Lê Cao (Đoàn luật sư TP.Đà Nẵng) cho rằng các quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 không có gì mới so với bộ luật hình sự 1999, chỉ là cụ thể hóa hơn. Nhưng cụ thể hóa hơn lại không khoa học, khó chứng minh và có thể khó thuyết phục được người dân.

“Không chỉ ở VN mà các quốc gia khác cũng có những quy định bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Tuy nhiên chúng ta phải đánh giá lại toàn diện hơn về quy định này để đảm bảo tính thực tế” - LS Lê Cao nói.

Nên tập trung giáo dục đạo đức mỗi cá nhân

Giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng ngoại tình, chúng ta nên tập trung vào việc giáo dục, nâng cao trách nhiệm, đạo đức của mỗi cá nhân. Bởi một ai đó cứ cố tình ngoại tình thì họ sẽ tìm mọi cách để trốn tránh luật pháp. 

Chúng ta cần xóa bỏ bất bình đẳng giới. Đặc biệt là phải thay đổi nhận thức của xã hội trong vấn đề ly hôn. Bởi khi vợ chồng không tìm được tiếng nói chung họ ly hôn thì xã hội, cộng đồng đừng kỳ thị họ kiểu “nứa trôi sông không bầm cũng dập, gái bỏ chồng không chứng nọ tật kia”… khiến cho nhiều người cố chịu đựng cuộc hôn nhân không hạnh phúc, điều đó ắt sẽ khiến họ “ăn vụng, ăn trộm.

Thảm án ở Tây Ninh: Khởi tố người chồng dùng dao đâm vợ con
Thảm án ở Tây Ninh: Khởi tố người chồng dùng dao đâm vợ con
(Xã hội) - (Phunutoday) - Cơ quan Công an tỉnh Tây Ninh đã ra quyết định khởi tố hung thủ cũng chính là người cha đã dùng dao đâm vợ con rạng sáng 3/3.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Vũ Trung Thành