Bí mật phía sau tiểu phẫu thẩm mỹ được ưa chuộng nhất Hàn Quốc

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Phần lớn các khách hàng đến với thẩm mỹ viện Hàn Quốc đều có mong muốn được làm phẫu thuật cắt mí nhằm sở hữu đôi mắt to tròn hai mí rõ ràng.

Nhắc đến phẫu thuật thẩm mỹ, chẳng thể không nhắc đến xứ sở dao kéo Hàn Quốc, kinh đô của những bác sĩ thẩm mỹ có tay nghề "đập mặt đi xây lại" lành nghề nhất thế giới. Tại nước này, tỉ lệ người sửa sang sắc đẹp so với tổng dân số quốc gia có lẽ là cao nhất trong số 195 quốc gia.

Thế nhưng, tiểu phẫu phổ biến và được ưa chuộng nhất chính là phẫu thuật tạo mí mắt, hay còn gọi là "làm mắt hai mí". Đây cũng là vùng mặt mà nhiều người trên thế giới đã thực hiện sửa chữa nhất, lên tới 1,43 triệu người đi cắt mí trong năm 2014. Thậm chí cả một quan chức cấp cao tại Hàn Quốc cũng đã từng thực hiện cuộc tiểu phẫu thẩm mỹ này.

trào lưu thẩm mỹ
Phẫu thuật làm mắt hai mí là loại tiểu phẫu thẩm mỹ được ưa chuộng nhất Hàn Quốc và trên thế giới.

Hầu hết khách hàng của các thẩm mỹ viện tại Hàn Quốc là các nữ giới, tuy nhiên cũng không ít đàn ông nước này chọn các sử dụng dao kéo để cải thiện sắc đẹp. 20% số lượng người ghé thăm trung tâm của bác sĩ Choi là nam giới với hi vọng sở hữu một đôi mắt hai mí to tròn. Thông thường chi phí cho việc nhấn mí dao động vào khoảng 1000-3000 USD (20-hơn 60 triệu VND), thời gian tiến hành cũng không lâu do chỉ là một tiểu phẫu khá đơn giản.

Có người nói rằng sự phát triển của ngành phẫu thuật thẩm mỹ Hàn Quốc tượng trưng cho lịch sử bị Mỹ đô hộ của quốc gia này. Quay trở lại quá khứ với Ralph Millard, một bác sĩ chỉnh hình trong thời Thế chiến thứ 2 và cũng là người mở đầu trào lưu thẩm mỹ tại Hàn Quốc. Trong cuốn hồi ký của Millard, ông có viết rằng người đầu tiên để ông thử nghiệm kỹ thuật chỉnh hình thẩm mỹ là một phiên dịch viên người Hàn Quốc có mong muốn được sở hữu đôi mắt to tròn. 

Về sau, các khách hàng tìm đến Millard hầu hết là những gái bán hoa muốn tăng cường sự quyến rũ với lính Mỹ và các "cô dâu chiến tranh", tức những phụ nữ địa phương kết hôn với binh lính, họ muốn được có một vẻ ngoài phù hợp với ngôi nhà thứ 2 của mình tại đất khách quê người.

thẩm mỹ
Phẫu thuật cắt mí có một lịch sử khá thú vị.

Năm 1993, một nghiên cứu với 11 người phụ nữ Hàn đã phẫu thuật thẩm mỹ tại San Francisco cho kết quả rằng hầu hết các cô phải đi chỉnh sửa dung nhan để thoát khỏi sự châm chọc về những người Châu Á "thấp bé nhẹ cân, mũi tẹt mắt hí" của cộng đồng nơi họ sinh sống. Nhiều người cho rằng đặc điểm gương mặt như vậy thể hiện sự ngu dốt, chậm chạp và kém hòa nhập.

Đến nay quan điểm thẩm mỹ đã đổi khác, các khách hàng làm phẫu thuật chỉnh sửa dung nhan không còn muốn trở nên bớt "Châu Á" như trước kia mà mong muốn có được khuôn mặt tự nhiên nhiều hơn. Nhu cầu lớn nhất của các bệnh nhân ở trung tâm thẩm mỹ là sửa các bộ phận trên mặt một hài hòa, đồng nhất mà vẫn mang đậm chất Á Đông. 

Người dân đổ xô đi phẫu thuật thẩm mỹ với tiêu chuẩn về cái đẹp khá tương đồng đã gây ra nhiều chuyện dở khóc dở cười. Trong cuộc thi Hoa hậu Daegu năm 2013, thế giới đã được phen há hốc mồm, cười ra nước mắt khi hàng loạt các ứng viên dự thi có gương mặt chẳng khác gì nhau. Theo một người từng có kinh nghiệm tham dự cuộc thi sắc đẹp, trải qua phẫu thuật thẩm mỹ được coi là một tiêu chuẩn đánh giá sự nghiêm túc đối với cuộc thi và sự nghiệp của một thí sinh.

trào lưu thẩm mỹ
Các thí sinh dự thi Hoa hậu Hàn quốc năm 2013 có vẻ ngoài giống hệt nhau.

Làn sóng Hallyu cũng góp phần không nhỏ vào trào lưu phẫu thuật thẩm mỹ của xứ sở kimchi. Có thể dễ dàng thấy rằng, đôi mắt to tròn hai mí long lanh đang phủ sóng dày đặc trong lứa diễn viên, thần tượng xuất hiện trên TV mỗi ngày. Nhiều người hâm mộ vì muốn có được ngoại hình giống như thần tượng cũng tìm đến các thẩm mỹ viện để sở hữu đôi mắt bồ câu.

trào lưu thẩm mỹ
Làn sóng Hallyu cũng là nguyên nhân đẩy mạnh trào lưu phẫu thuật thẩm mỹ.

Thế nhưng mọi chuyện không chỉ dừng lại ở việc người ta thích có được khuôn mặt hài hòa hơn nữa. Hệ lụy của làn sóng phẫu thuật thẩm mỹ tại Hàn Quốc còn phức tạp hơn rất nhiều. Theo nhà phê bình văn hóa Moonwon Lee, nét đẹp xứ Hàn đang dần mất đi ở chính quốc gia này. Khi tiêu chuẩn về cái đẹp giờ phải là mắt to hai mí, mũi cao dọc dừa, mặt V-line, gần như thước đo chuẩn mực cho sắc đẹp đã không còn tính Hàn Quốc nữa rồi.

Tuy nhiên phải nhìn lại một số khía cạnh khác. Xã hội Hàn Quốc thực sự rất coi trọng cái đẹp. Vốn có diện tích không lớn, người dân luôn luôn phải nhìn nhau mỗi ngày, vì vậy nhu cầu trở nên đẹp đẽ hơn cũng dần cao lên, khiến những người vốn không được trời phú cho dung nhan xinh đẹp phải đi tìm các phương pháp nhân tạo. 

Mặt khác, thị trường việc làm tại nước này cũng mang tính cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào cách mà ứng viên chăm sóc vẻ ngoài của mình để phán đoán sự tận tâm với công việc của ứng viên ấy. Để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng, rất nhiều ứng viên không đủ điều kiện đi sửa mặt đã chọn giải pháp sử dụng Photoshop để khiến bức ảnh trong CV trở nên xinh đẹp quyến rũ hơn.

Ai không nên phẫu thuật thẩm mỹ?
Ai không nên phẫu thuật thẩm mỹ?
(Làm Đẹp) - (Phunutoday) - Có một điều ít người biết nhưng lại rất quan trọng đó là những chống chỉ định cho từng phẫu thuật thẩm mỹ.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn