Những điều bạn cần biết về ung thư cổ tử cung

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu cơ chế hình thành ung thư cổ tử cung và cách bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh quái ác này.

Ung thư cổ tử cung gây ra tỉ lệ tử vong cao nhất ở phụ nữ Hoa Kì. Việc áp dụng xét nghiệm Pap (hay còn gọi là Pap smear) để sàng lọc ung thư cổ tử cung đã làm giảm đáng kể tỉ lệ mắc mới trong vài thập kỉ qua.

Tuy nhiên, theo ước tính của Hiệp hội Ung thư Hoa Kì, vẫn có khoảng 11.070 phụ nữ nước này mắc ung thư cổ tử cung và 3.870 ca tử vong do căn bệnh này vào năm 2008. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về ung thư cổ tử cung mà bạn cần phải nắm rõ:

Cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung là ống dẫn nhỏ, hẹp ở phía dưới của tử cung (dạ con), nối liền tử cung và âm đạo. Chất nhầy ở cổ tử cung giúp tinh trùng di chuyển dễ dàng từ âm đạo vào tử cung. Bình thường, cổ tử cung đóng kín, chỉ đến khi sinh nở, cổ tử cung mới mở để em bé chui ra khỏi tử cung. Tại cổ tử cung cũng có một lỗ nhỏ để máu kinh chảy qua.

Mô tả ảnh.
Cổ tử cung là ống dẫn nhỏ, hẹp ở phía dưới của tử cung, nối liền tử cung và âm đạo.

Ung thư cổ tử cung phát triển như thế nào?

Các tế bào ung thư sẽ bắt đầu phát triển trên bề mặt cổ tử cung và phát triển một cách từ từ. Xét nghiệm Pap có thể phát hiện ra được thay đổi tiền ung thư hoặc sự phát triển bất thường của các tế bào cổ tử cung trước khi những tế bào này phát triển thành ung thư. Khi những tế bào cổ tử cung bình thường thay đổi bất thường sẽ gây ra chứng loạn sản.

Loạn sản không phải là ung thư cổ tử cung bởi những tế bào loạn sản không di căn sang các mô lân cận như ung thư. Mặc dù chứng loạn sản có thể tự khỏi nhưng cũng có khi phát triển thành ung thư cổ tử cung nếu không được chữa trị.

 

Ung thư cổ tử cung và HPV

HPV, một loại vi-rút gây u nhú ở người, có liên quan tới ung thư cổ tử cung. Tuy có nhiều phụ nữ mắc HPV nhưng chỉ một số ít những phụ nữ này mắc ung thư cổ tử cung.

Theo Marcela G. del Carmen, bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực y tế công cộng, giám đốc Trung tâm Ung thư phụ khoa Gillette tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts, Hoa Kì và là trợ lí giáo sư tại trường Y Harvard, “có bằng chứng xác thực rằng HPV mãn tính kéo dài” có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung.

Bạn nên thường xuyên làm xét nghiệm Pap nếu đang mắc HPV bởi xét nghiệm này có thể phát hiện ra những thay đổi tiền ung thư.

Các nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung

Carmen cho biết “những phụ nữ không kiểm tra sàng lọc là những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất”. Ngoài ra, những phụ nữ có hệ miễn dịch yếu (chẳng hạn như nhiễm HIV) hoặc có thói quen hút thuốc cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Bạn cũng cần biết thêm một số nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung khác như:

  • Mắc phải chlamydia, một loại bệnh lây qua đường tình dục phổ biến
  • Ăn ít rau, củ, quả
  • Thừa cân
  • Dùng thuốc tránh thai
  • Có đa thai đủ tháng
  • Có mẹ hoặc chị em gái mắc bệnh
  • Có mẹ sử dụng thuốc diethylstilbestrol (DES) khi mang thai

Bạn nên thường xuyên làm xét nghiệm Pap dù có mắc phải ung thư cổ tử cung hay không. Xét nghiệm Pap rất đơn giản, nhanh chóng và không hề gây đau đớn. Xét nghiệm này có thể phát hiện ra những thay đổi tiền ung thư trong các tế bào cổ tử cung trước khi chúng phát triển thành ung thư. Phát hiện bệnh sớm có khả năng tăng cơ hội sống sót của người bệnh. Hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn về tần suất làm xét nghiệm hợp lí.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn