Trong ẩm thực, dầu ăn giữ vai trò quan trọng và ai cũng cần dùng để chế biến các món ăn ngon. Tuy nhiên, việc sử dung quá nhiều dầu mỡ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe mạch máu.
Theo ước tính, một người nếu sống đến 80 tuổi sẽ ăn khoảng 80.000 bữa ăn, và lượng dầu ăn tiêu thụ trong suốt cuộc đời có thể lên đến 1 tấn. Điều này rõ ràng là một con số khổng lồ, và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe là không thể xem nhẹ.
Dầu ăn: "Ngon" cho món ăn, nhưng "hại" cho sức khỏe
Việc tiêu thụ quá nhiều dầu ăn có thể gây ra các nguy cơ:
- Tác hại trực tiếp:
Ảnh hưởng chuyển hóa: Nghiên cứu của Đại học Công nghệ Virginia phát hiện rằng ăn nhiều dầu trong 5 ngày liên tục có thể làm thay đổi quá trình chuyển hóa trong cơ thể, dẫn đến nguy cơ béo phì, tiểu đường và cao huyết áp.
Hại cho tim: Một nghiên cứu của Cục Cựu chiến binh Mỹ cho thấy nguy cơ đau tim trong vòng 2 giờ sau bữa ăn chứa nhiều dầu cao hơn gấp 4 lần.
Ảnh hưởng tâm lý: Tiêu thụ quá nhiều dầu có thể gây mệt mỏi và tăng nguy cơ trầm cảm và lo âu.
- Tác hại gián tiếp:
Béo phì và bệnh mạch máu: Lượng mỡ dư thừa sẽ tích tụ trong cơ thể, gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường và nguy cơ đột quỵ.
Rối loạn kinh nguyệt: Ở phụ nữ, béo phì có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và hội chứng buồng trứng đa nang.
Tổn thương nội tạng: Béo phì dạng trung tâm có thể gây gan nhiễm mỡ và suy thận.
Cách sử dụng dầu ăn đúng
Lượng dầu ăn nên sử dụng hàng ngày là 25-30g (tương đương 2-3 muỗng canh).
- Cách chế biến ít dầu mà vẫn giữ được dinh dưỡng:
Ăn sống: Rau củ như xà lách, dưa leo, cà chua,… có thể ăn sống để giữ 100% lượng vitamin và khoáng chất.
Hấp: Hấp là phương pháp giữ lại nhiều dinh dưỡng nhất, phù hợp cho cả thịt và rau.
Luộc, nấu: Luộc và nấu là những cách đơn giản để giữ lại dinh dưỡng, đặc biệt là khi uống cả nước dùng.Sử dụng dầu ăn đa dạng
- Không nên chỉ sử dụng một loại dầu, mà nên thay đổi thường xuyên. Dầu ăn được chia thành bốn loại chính: dầu chứa axit oleic, dầu chứa axit linoleic, dầu cân bằng và dầu bão hòa.