3 bộ phận của con tôm không nên ăn, số 1 nhiều người tưởng bổ hóa ra không phải

15:09, Thứ bảy 15/07/2023

( PHUNUTODAY ) - Tôm là thực phẩm bổ dưỡng nhưng không phải bộ phận nào của con tôm cũng tốt cho sức khỏe.

Tôm là thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Nó chứa nhiều dinh dưỡng như protein, canxi, omega-3... Các dưỡng chất này tập trung nhiều ở phần thịt tôm. Tôm là lựa chọn hàng đầu cho những người cần bổ sung đạm, canxi.

Tôm tuy giàu dinh dưỡng nhưng không phải bộ phận nào của con tôm cũng nên ăn. Dưới đây là 3 bộ phận của con tôm bạn nên hạn chế ăn.

Đầu tôm

3-bo-phan-cua-tom-khong-nen-an-01

Nhiều người cho rằng ăn đầu tôm giúp sáng mắt. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng điều này không đúng. Ăn nhiều đầu tôm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đầu tôm không mang lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn tạo cơ hội cho các vi khuẩn có hại có thể xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn đầu tôm, đặt biệt là với phụ nữ mang thai.

Vỏ

3-bo-phan-cua-tom-khong-nen-an-02

Nhiều người cho rằng vỏ tôm chứa nhiều canxi và cố gắng ăn phần vỏ để bổ sung canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít canxi. Vỏ tôm cứng do thành phần chính là chitin, một dạng polymer cấu thành lớp vỏ của phần lớn các loại giáp xác. Canxi tập trung chủ yếu trong phần thịt tôm.

Vỏ tôm tương đối khó tiêu hóa, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Ngoài ra, vỏ tôm còn khiến trẻ dễ bị hóc.

Đường chỉ đen ở lưng tôm

3-bo-phan-cua-tom-khong-nen-an-03

Trên lưng tôm có một đường chỉ. Đây chính là đường tiêu hóa của tôm, chứa dạ dày và đại tràng. Đường chỉ này thường sẽ thấy rõ hơn ở những con tôm to.

Khi tôm được nấu chín, các vi khuẩn có trong hệ tiêu hóa của tôm sẽ được tiêu diệt nên ăn đường chỉ tôm sẽ không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại bỏ đường chỉ tôm sẽ giúp món ăn sạch và yên tâm hơn khi ăn.

Suy nghĩ sai lầm khi ăn tôm

Nhiều người cho rằng khi ho không được ăn tôm. Tuy nhiên, ThS.BS Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám Tư vấn Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết ho là do bệnh lý chứ không phải do ăn uống. Nói tôm gây ra ho là do phần vỏ và càng của nó. Nếu ăn tôm còn nguyên vỏ và càng thì dễ bị mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Còn phần thịt tôm hoàn toàn không phải nguyên nhân gây ho. Ngược lại, tôm giàu đạm và khá dễ tiêu hóa. Vì vậy, kiêng loại thực phẩm này khi bị ho là suy nghĩ chưa chính xác.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền
Từ khóa: lưu ý khi ăn tôm