3 dấu hiệu nhận biết và cách sơ cứu khi bị xuất huyết dạ dày

( PHUNUTODAY ) - Bệnh xuất huyết dạ dày khá nguy hiểm, với những dấu hiệu và cách sơ cứu sau bạn có thể dễ dàng nhận biết và phòng tránh bệnh.

Dấu hiệu nhận biết xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày mạn tính thường xuất hiện hầu hết ở người bị đau dạ dày. Các dấu hiệu thường gặp là: Suy nhược, gầy sút, thường xuyên hoa mắt chóng mặt… Để chấm dứt tình trạng này, người bệnh cần điều trị khỏi viêm, loét dạ dày kết hợp ăn uống, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

xh1

Ở đây, chúng tôi chia sẻ cụ thể hơn các dấu hiệu sớm của xuất huyết dạ dày cấp tính để xử lý kịp thời tránh nguy hiểm đến tính mạng người bệnh:

  • Đau thượng vị dữ dội: Cơn đau mạnh và khó chịu hơn ngày thường nhiều lần
  • Bỏng rát thượng vị, nôn nao, mệt lả: Đặc biệt chú ý triệu chứng này khi mới uống các loại thuộc chống viêm Corticoid, steroid hay sử dụng rượu bia
  • Nôn ra máu: Máu thường thành cục bằng hạt đậu, màu đỏ thẫm hoặc đỏ nhạt có kèm thức ăn hoặc dịch nhầy

Nếu thấy người bệnh xuất hiện các triệu chứng này, người nhà cần nhanh chóng sơ cứu tại chỗ, sau đó chuyển đến cơ quan y tế gần nhất để kịp thời xử lý.

Sơ cứu khi bị xuất huyết dạ dày

Sơ cứu tại chỗ: Giữ bệnh nhân nằm yên trên giường ở tư thế đầu thấp chân cao, sinh hoạt ngay tại giường, tuyệt đối không để bệnh nhân đi lại tự do. Nếu cần, ủ ấm cho bệnh nhân.

Cấp cứu  bằng thực phẩm

1) Pha loãng 6-8 gram muối với 100ml nước lạnh cho bệnh nhân uống từ từ. Nước muốitác dụng làm máu đông lại, vì vậy, khi uống xong, thấy trong người thoải mái thì cứ uống tiếp, không cần để ý nhiều ít.

2) Nước củ sen – Củ sen có tác dụng thanh nhiệt mát máu, cầm máu, ích máu tạo cơ, thông tiện ngăn tả, kiện tì khai vị. Khi bị xuất huyết dạ dày có thể dùng củ sen rửa sạch nghiền thành bột lọc lấy nước uống. Nếu không có củ sen tươi có thẻ dùng bột cu sen khô quấy dạng hồ để dùng.

3) Nước mía và rễ cỏ tranh 

Hai loại đồ ăn này đều có thể thanh nhiệt, mát máu và cầm máu. Theo y học cổ truyền nước mía vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước đỏ và rất bổ dưỡng. Rễ cỏ tranh (tức bạch mao căn) mọc ra nhỏ như sợi tóc màu trắng. Theo Đông y, bạch mao căn có vị cam hàn. Tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lương huyết sinh tân, cầm máu. Bạch mao căn được dùng tươi hoặc phơi khô dưới dạng thuốc sắc. Bài thuốc trị xuất huyết đường tiêu hóa: bạch mao căn 20g, thục địa 12g, a giao 6g, trắc bách diệp 16g, củ gừng nướng cháy 21g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần. Để nước thuốc nguội rồi mới uống.

attachments-2017-07-gzb3jrc8597c9752545ac

Ngoài các loại thực phẩm thông dụng có tác dụng cầm máu còn có rất nhiều vị thuốc Đông y cầm máu hiệu quả ví dụ: Bạch dược Vân Nam, hoa nhụy thạch, tam thất, trắc bách thán, địa du thán, a giao, đại tiểu kế, bạch cập, tiên hạc thảo…

Theo:  khoevadep.com.vn copy link