3 kiểu con cái là thất bại lớn nhất của cha mẹ: Tai họa ập đến những năm tháng cuối đời

10:48, Thứ ba 13/02/2024

( PHUNUTODAY ) - Những đứa trẻ thuộc kiểu con cái dưới đây thật sự chính là thất bại của cha mẹ, về già chỉ thấy tai họa, đừng mong nương nhờ.

Sinh ra một đứa trẻ đã khó, nuôi dạy con thành người tử tế càng khó hơn vạn phần. Cha mẹ nào cũng yêu con, chăm chút chiều chuộng con, làm sao để con được sống đủ đầy hạnh phúc nhất. Thế nhưng, cách cha mẹ giáo dục con từ thơ bé là điều quyết định đứa trẻ lớn lên thành người như thế nào. Hãy cùng đọc câu chuyện dưới đây:

con-cai

Con trai sắp lấy vợ nhưng dì Lưu (Trung Quốc) lại rất phiền muộn. Theo lời dì chia sẻ, con trai và bạn gái đã tìm hiểu nhau được 2 năm, đôi bên đều thấy phù hợp và muốn tiến tới hôn nhân.

Vợ tương lai của con trai dì Lưu đưa ra yêu cầu mua một căn chung cư 3 phòng ngủ ở trung tâm thành phố. Nhưng dì Lưu cả đời gom góp được ít tiền, nếu mua nhà cho con trai và con dâu sẽ không còn khoản dưỡng già, cũng không có cả tiền tổ chức hôn lễ.

Con dâu dì lại không muốn trả góp mà muốn trả hết luôn tiền để lấy căn chung cư nhanh chóng. Còn con trai dì Lưu tuy đã đi làm vài năm nhưng trong tay chẳng có nổi một đồng tiết kiệm.

Dì Lưu bàn với các con sẽ hỗ trợ một khoản để đặt cọc, sau đó đôi vợ chồng trẻ tự trả khoản vay hàng tháng. Nhưng cả 2 con đều không nghe. Thậm chí con trai dì còn lớn tiếng với mẹ, so bì bạn học đều được cha mẹ mua nhà, tậu xe hơi, không có áp lực khi kết hôn.

Nghe con trai nói vậy, dì Lưu bàng hoàng và rất buồn. Không ngờ con trai sắp bước sang tuổi 30 vẫn không biết thương xót cho cha mẹ cả đời lam lũ vất vả.

Câu chuyện của dì Lưu không hiếm gặp trong cuộc sống. Rất nhiều người có suy nghĩ hết lòng vì con để về già trông cậy vào con. Nhưng cuối đời trông cậy đâu chưa thấy, chỉ thấy các con sống tệ bạc, hắt hủi cha mẹ.

Thất bại lớn nhất của bậc cha mẹ không phải là không đạt được những thành tựu vĩ đại trong sự nghiệp và cuộc sống. Mà thất bại là việc họ đã nuôi dạy 3 đứa con sau đây.

Những đứa trẻ thiếu khả năng tự lập

Trên thực tế, sở dĩ con trai dì Lưu cư xử với mẹ như ngày hôm nay nhất định có liên quan đến việc vợ chồng dì nuông chiều, bao bọc con.

Dì Lưu sinh được duy nhất một người con trai khi đã ngoài 30 tuổi. Vì thế có thể hiểu dì vô cùng yêu thương, nâng niu, chiều chuộng con. Dì luôn đáp ứng mọi yêu cầu của con, từ quần áo, đồ chơi đến đồ dùng học tập luôn là những thứ đắt tiền nhất.

Trong môi trường phát triển như vậy, con trai dì Lưu từ nhỏ chưa bao giờ trải qua bất kỳ thử thách nào. Vì thế, việc tự lập trong xã hội khi lớn lên là vô cùng khó khăn.

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, con trai không đỗ đại học, bắt tay vào kinh doanh. Anh ấy xin dì Lưu 100.000 NDT (khoảng 340 triệu đồng). Chỉ trong vài tháng, công việc sa sút, toàn bộ số tiền mất trắng. Sau này, con trai dì tiếp tục làm thêm vài công việc khác nhưng chẳng có việc nào thật sự nghiêm túc, làm tới cùng.

Dì Lưu thật sự hối hận, giờ mới nhận ra bao bọc con quá mức là hại con. Con trai dì không hiểu cha mẹ đã vất vả mưu sinh như thế nào để tồn tại trong xã hội. Đến nỗi lẽ ra ở cái tuổi tự chủ được về tài chính, con trai dì vẫn tiếp tục xin tiền sinh hoạt từ cha mẹ mà không hề thấy xấu hổ, tội lỗi.

Là cha mẹ, chúng ta phải hiểu rằng thương con không sai nhưng không được phép nuông chiều con. Một đứa trẻ chỉ biết ăn bám thì sao có thể hiếu thuận với cha mẹ khi lớn lên.

con-cai2

Con cái không biết ơn, nói nặng lời với cha mẹ

Trong siêu thị có một người phụ nữ dắt một đứa trẻ khoảng 7 tuổi đi chơi. Có lẽ vì cả ngày đi làm vất vả nên cô chỉ muốn sớm được về nhà. Cô thoả hiệp với con sẽ chơi thêm 15 phút nữa rồi ra về.

Nghe mẹ nói vậy, đứa trẻ hét lên giận dữ: "Con không" rồi nằm lăn ra đất ăn vạ, thậm chí còn mắng mẹ. Người phụ nữ không còn cách nào khác đành ngồi xuống vỗ về, hứa với đứa trẻ khi nào chơi thoả thích xong mới về nhà.

Một đứa trẻ mới 7 tuổi đã quát mắng mẹ, vậy lớn lên sẽ ra sao?

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng con mình còn nhỏ nên "chưa biết gì". Họ sẵn sàng bỏ qua những lỗi sai của con, ngay cả khi con vùng vằng quát mắng, không coi trọng cha mẹ.

Nhưng trên thực tế, sở dĩ con cái có thái độ này chính là vì con được nuông chiều từ nhỏ. Lớn lên con có thể trở thành người sống ích kỷ, hẹp hòi, chỉ biết tới lợi ích của mình. Đương nhiên khi cha mẹ già yếu, con cái sẽ không phụng dưỡng.

Những đứa trẻ ích kỷ, coi thường cha mẹ

Nhiều người sau khi tốt nghiệp đại học, đi làm ở thành phố lớn, kết hôn, mua nhà nhưng để cha mẹ phải lang thang ngoài đường. Dù họ có điều kiện để chăm sóc, báo hiếu cha mẹ nhưng họ vẫn từ chối.

Trên thực tế, nhiều người có điều kiện hỗ trợ con về mặt tài chính là tốt, giúp con sớm ổn định cuộc sống. Nhưng người lớn tuổi không nên dốc hết tài sản cho con, không để ra khoản tiết kiệm. Bởi nếu làm như vậy trong những năm tháng cuối đời, bạn sẽ rất bất hạnh. Con cái chỉ xem bạn là "người vô dụng", chẳng làm được việc gì nên hồn.

Đôi khi các bậc cha mẹ phải chừa cho mình một lối thoát. Nếu đặt hết hy vọng vào việc con cái phụng dưỡng khi về già có thể sẽ sống rất khốn khổ. Những đứa trẻ ích kỷ hay coi thường cha mẹ và đối xử tệ bạc.

Thực chất, cha mẹ và con cái là mối quan hệ nhân quả. Cha mẹ giáo dục con cái như thế nào, con cái sẽ báo đáp như vậy. Vì thế, các bậc cha mẹ cần cho con một nền giáo dục đúng đắn để con có một trái tim nhân ái. Như vậy tuổi già mới mong được nương tựa vào con.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo