Đặt mục tiêu tài chính
Dù bạn làm gì cũng hãy đặt mục tiêu để có động lực thực hiện nó. Chẳng hạn như khi bạn muốn giảm cân, bạn luôn phải có động lực để thực hiện điều đó.
Tương tự như vậy, bạn có thể đặt mục tiêu cho việc tiết kiệm tiền như đạt được tự do tài chính, sống cuộc sống bạn muốn hay làm những điều bạn muốn. Khi vạch ra được những mục tiêu cụ thể như vậy, bạn sẽ có động lực, sự kiên trì và nỗ lực để tiết kiệm tiền mà không bỏ cuộc giữa chừng.
Có rất nhiều cách để bạn quản lý và tiết kiệm tiền. Một trong số đó là biết bản thân cần tiết kiệm bao nhiêu tiền trong một năm. Chẳng hạn nếu bạn muốn tiết kiệm khoảng 35 triệu trong một năm thì hãy chia nhỏ thành 12 tháng, bạn sẽ cần tiết kiệm khoảng 3 triệu trong tháng đó để đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Bạn cũng có thể chia tiền lương hàng tháng thành 3 phần: chi phí thiết yếu, tiêu dùng hàng ngày và tiền tiết kiệm. Như vậy, bạn sẽ biết số tiền cố định phải tiết kiệm mỗi tháng.
Bạn cũng có thể chọn phương pháp tiết kiệm tài khoản riêng, phương pháp tiết kiệm 365, phương pháp tiết kiệm 52,… miễn sao phù hợp và bạn có thể làm tốt. Dần dần bạn sẽ thấy khả năng tiết kiệm của mình tốt hơn và tiết kiệm được một con số đáng kể.
Quản lý chi tiêu
Sau khi đã đặt ra mục tiêu tài chính, bạn hãy bắt đầu tiết kiệm mọi chi tiêu, hãy phân biệt các khoản chi tiêu hàng ngày thành 2 loại: thứ bạn cần và thứ bạn muốn.
Những thứ bạn cần có thể là thực phẩm, quần áo, nhà ở và tất cả các chi phí bắt buộc.
Những thứ bạn muốn không phải là những thứ thực sự cần thiết, bắt buộc phải có mà chỉ là thứ bạn thích. Chẳng hạn như điện thoại mới, giày mới, túi xách, quần áo mới, đồ ăn vặt,…
Nếu không mua những thứ bạn muốn, chất lượng cuộc sống cũng không bị ảnh hưởng. Chi ít hơn hoặc không chi vào những thứ không cần thiết bạn cũng có thể tận hưởng cuộc sống. Vì vậy, bạn có thể bỏ qua những khoản chi tiêu không thiết thực để chất lượng cuộc sống sau này được tốt hơn.
Học cách đầu tư
Mặc dù tiết kiệm dài hạn có thể cho phép chúng ta tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể nhưng lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng lại quá thấp. Vì vậy bạn sẽ không thể làm giàu bằng cách gửi tiền vào ngân hàng.
Thay vào đó, hãy đầu tư để đạt được tự do tài chính. Khi tiết kiệm được một khoản tiền, bạn có thể học cách đầu tư để gia tăng tài sản của mình.
Khi chưa có kinh nghiệm, bạn có thể sử dụng 30% số tiền tiết kiệm được làm vốn đầu tư để học hỏi và rút kinh nghiệm. Phần còn lại dùng cho những trường hợp khẩn cấp hoặc những trường hợp ngoài ý muốn.
Hiện nay có nhiều sản phẩm để đầu tư như vàng, cổ phiếu, chứng khoán,…
Tới khi số tiền tiết kiệm tăng lên bạn có thể nghĩ tới đầu tư vào bất động sản, kinh doanh hoặc cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng cao hơn và ổn định để tăng thêm tài sản của mình.
Tất nhiên, mọi khoản đầu tư đều có những rủi ro nhất định nên trước khi đầu tư bạn phải cân nhắc, phân tích các rủi ro và tìm ra lĩnh vực đầu tư phù hợp cho mình.