1. Rau ngải cứu
Cây ngải cứu vốn là một loại cây cỏ mọc dại ở rất nhiều địa phương phía Bắc Việt Nam. Chúng thường được dùng làm món ăn hàng ngày và xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian. Ngải cứu còn có tên gọi khác là rau ngải, ngải diệp.
Trong lá cây ngải cứu có hàm lượng tinh dầu tương đối lớn. Thành phần trong đó chủ yếu là monoterpen, tetradecatrilin, dehydromatricaria ester, tricosanol, rachel ancol và một số chất khác.
Trong dan gian, cây ngải cứu được dùng rất nhiều trong những bài thuốc chữa các bệnh thông thường. Đặc biệt là tác dụng tốt đối với cầm máu, điều hòa kinh nguyệt, chữa đau đầu, tiêu chảy, chướng bụng… Ngài cứu được dùng như một loại rau ăn thường ngày của nhiều gia đình và được yêu thích với vị hơi đắng và thơm.
Ngải cứu vốn được thêm vào các bài thuốc trị bệnh từ lâu đời, trong loại rau này có chứa glycosid có tác dụng trong việc thải độc gan, túi mật, điều trị bệnh vàng da do suy gan và một số rối loại do túi mật.
Rau ngải cứu cũng tốt cho hệ tiêu hóa khi làm tăng nồng độ axit dạ dày, giảm tình trạng đầy hơi, nóng dạ dày, tiêu diệt ký sinh trùng và các loại giun.
Lưu ý: Người mắc bệnh viêm gan, phụ nữ có thai, cho con bú thì không nên dùng loại rau này để tránh gây hại sức khỏe.
2. Rau mồng tơi
Rau mồng tơi dân dã, dễ tìm, dễ mua nhưng lại là loại rau ngon, tốt cho sức khỏe. Từ xưa, loại rau này đã được dùng trong nhiều bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm nóng gan và đẩy lùi các triệu chứng mụn nhọt, rôm sảy.
Trong rau mồng tơi có chứa nhiều chất xơ (khoảng 2,1 trong 100g rau mồng tơi theo USDA), pectin... có khả năng làm mát gan, từ đó cải thiện chức năng của gan hiệu quả.
Chất nhầy pectin và chất xơ trong rau mồng tơi còn có khả năng kích thích nhu động ruột, nhờ vậy mà giảm tình trạng khó tiêu, đầy bụng, táo bón... Rau mồng tơi có calo thấp nên không lo gây tăng cân, phù hợp với người béo phì, dễ tăng cân.
Hơn nữa, rau mồng tơi có dồi dào vitamin A nên tốt cho mắt, dồi dào chất chống ôxy hóa có tác dụng trung hòa gốc tự do gây hại cơ thể.
Bạn có thể thêm rau mồng tơi vào bữa ăn bởi chúng có khả năng thanh nhiệt, giải độc cũng như cải thiện vấn đề táo bón rất tốt. Bạn hãy lấy một ít rau rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước và pha thêm ít nước lọc rồi uống. Hay bạn có thể đem rau nấu thành canh dùng trong bữa cơm.
3. Rau khoai lang
Rau lang (cam thử, phiên chử) là phần thân và lá của cây khoai lang - loại cây thân thảo chủ yếu được trồng để lấy củ. Loại rau này có thể chế biến thành nhiều kiểu món ăn khác nhau như: luộc, nấu canh, xào... vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe.
Theo Đông y thì rau lang là thảo mộc không độc, có tính bình, giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường thị lực, lợi mật, chữa vàng da, tốt cho tiêu hóa...
Y học hiện đại cho rằng rau lang rất nhiều vitamin B6, C, riboflavin... Trong 100g rau lang chứa các chất dinh dưỡng điển hình như: 22kcal năng lượng, 91.8g nước, 2.6g protein, 2.8g tinh bột, 11mg vitamin C, 900mg vitamin BB; các loại khoáng chất như: 48mg canxi, 54mg phốt pho, 2.7mg sắt...
Về cơ bản, các món ăn từ rau khoai lang vừa lành vừa bổ cho sức khỏe nên rất đáng để có trong thực đơn của mỗi gia đình. Hương vị béo, thơm đặc trưng của loại rau này dễ kích thích vị giác, khiến bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Ăn rau lang giúp làm đẹp da, chống ôxy hóa, cải thiện miễn dịch, làm sáng mắt, hạ đường huyết...
Lưu ý: Không nên ăn rau lang thường xuyên vì trong nó có nhiều canxi, rất dễ gây ra bệnh sỏi thận.