3 nhóm thực phẩm tuyệt đối không nên ăn sau khi tiêm vắc xin Covid-19

( PHUNUTODAY ) - Sau khi tiêm vắc xin Covid-19, có 3 nhóm thực phẩm bạn không nên ăn để cơ thể hồi phục nhanh hơn.

Sau khi tiêm phòng vắc xin Covid-19, cơ thể sẽ có một số phản ứng phụ, phổ biến nhất là đau nhức, mệt mỏi, sốt...

Để cơ thể nhanh hồi phục bạn cần theo dõi sát sao các triệu chứng, nếu có bất thường nên liên hệ với các cơ sở y tế ngay. Đồng thời, không nên ăn 3 nhóm thực phẩm dưới đây để cơ thể hồi phục nhanh hơn.

13

Đồ ăn cứng, khó tiêu hóa

Sau khi tiêm, cơ thể bạn có thể sẽ xuất hiện phản ứng mệt mỏi, chán ăn, sốt, sưng đau...bạn sẽ thấy chán ăn, vì vậy không nên ăn đồ cứng, đồ khó tiêu hoá vì sẽ rất khó hấp thụ.

Theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), người đi tiêm về tốt nhất nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh... và chia nhỏ bữa ăn.

Các món ăn chiên, rán, nướng

Theo BSCKI Đào Thị Hảo (Khoa Dinh dưỡng- Bệnh viện TWQĐ 108): Các loại thực phẩm chứa chất béo bão hoà như thức ăn nhanh, đồ chiên, rán, nướng… có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây ra những phản ứng không tốt sau khi tiêm.

Do đó, sau khi tiêm xong chúng ta nên tránh sử dụng các loại thực phẩm này.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Theo chia sẻ của bác sĩ Trần Văn Sỹ (Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 1A), các loại thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bão hòa có thể dẫn đến căng thẳng, lo lắng và giấc ngủ bị xáo trộn - điều này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn sau khi tiêm.

Tất cả các loại đồ ăn vặt đều phải được tránh trong vài ngày sau khi tiêm chủng ngừa COVID-19. Thay vào đó có thể thay thế bằng trái cây, đậu phộng, salad rau và bánh mì kẹp rau…

90

Thay vào đó, sau khi tiêm chúng ta nên tích cực ăn một số thực phẩm sau:

+ Uống nhiều nước

Sau khi tiêm vắc xin, thường có các dấu hiệu đau sốt, vì thế việc bổ sung nước cho cơ thể là việc rất cần thiết, nhất là vào những ngày nắng nóng. Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép … để cung cấp lượng vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.

+ Ăn chế độ giàu vi chất dinh dưỡng

Ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng, phối hợp từ 15-20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày. Khẩu phần ăn hàng ngày nên có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản,... đậu, đỗ...).

+ Rau xanh và quả chín

Rau quả là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ. Vitamin và chất khoáng có vai trò rất quan trọng trong đề kháng và miễn dịch cơ thể, nếu thiếu làm giảm sức đề kháng và miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh. Các vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch gồm: vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E và chất khoáng như sắt, kẽm, selen,…

Theo:  khoevadep.com.vn copy link