4 loại rau mầm tốt cho sức khỏe, chống độc tố môi trường và ngăn ngừa K

( PHUNUTODAY ) - Phần lớn chúng ta đều ăn rau trưởng thành mà không biết rằng rau mầm còn chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhiều.

Khả năng chống oxy hóa của rau mầm cao hơn rau trưởng thành

Chuyên gia Yan Yuanying của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Probel tại Đài Loan cho biết, ô nhiễm không khí, chất phụ gia và độc tố môi trường đều có thể tích tụ các gốc tự do trong cơ thể, gây ra sự oxy hóa tế bào và tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ở giai đoạn mầm, rau chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, polyphenol, sulforaphane và khoáng chất hơn rau trưởng thành, giúp chống oxy hóa cơ thể và ngăn ngừa ung thư. Các loại rau mầm như mầm cỏ linh lăng, cỏ lúa mì, giá đỗ, mầm súp lơ, mầm đậu tương,… có thể giúp loại bỏ các gốc tự do dư thừa trong cơ thể.

Chuyên gia Yan Yuanying cũng cho biết rằng rau mầm là nguồn giàu vitamin A và các carotenoid có tính chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, vitamin A dễ tích trữ trong chất béo nên không nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A với số lượng lớn trong một thời gian dài.

Vì vậy, rau mầm và rau trưởng thành đều có lợi ích riêng của chúng. Mọi người nên kết hợp ăn nhiều loại rau để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, chất xơ trong rau mầm chủ yếu là chất xơ không tan trong nước, do đó, cần uống đủ nước và bổ sung chất xơ tan trong nước để tránh táo bón.

4 loại rau mầm lành mạnh, tốt cho sức khỏe

Giá đỗ

Giá đỗ là một loại rau dễ trồng và phổ biến nhất với 3 loại được sử dụng nhiều Giá đỗ là một loại rau dễ trồng và phổ biến nhất với ba loại được sử dụng phổ biến nhất là giá đậu nành, giá đỗ xanh và giá đỗ đen. Mỗi loại đều có những tác dụng riêng cho sức khỏe. Giá đậu nành giàu protein và vitamin C, có thể giúp tăng cường miễn dịch, lưu thông máu, phục hồi chức năng gan, giàu kali, hạ cholesterol và ngăn ngừa huyết áp cao.

Giá đỗ xanh giàu chất xơ, là loại rau tốt cho người táo bón, có tác dụng phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa, tính mát, vị ngọt, giải độc, lợi tiểu và hóa giải vết loét miệng.

Giá đỗ đen là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời, chứa nhiều loại khoáng chất và vitamin, có thể tăng bài tiết cholesterol và giảm lipid máu hiệu quả. Ngoài ra, giá đỗ đen còn có tác dụng thông huyết, lợi tiểu, thanh nhiệt và hạ hỏa. Trong mùa hè nóng bức, có thể sử dụng một đĩa giá đỗ đen để giải nhiệt.

Mầm cỏ linh lăng

Mầm cỏ linh lăng sẽ tốt hơn khi ăn sống. Đây là một nguồn tuyệt vời của niacin, canxi, chất xơ và một loạt các vitamin bao gồm vitamin C và riboflavin. Loại rau mầm này cung cấp các khoáng chất thiết yếu như kẽm và magie.

Mầm đậu lăng

Theo Trường Y tế Công Harvard (Mỹ), mầm đậu lăng là nguồn cung cấp vitamin C rất tốt. Nếu bạn muốn trồng mầm đậu lăng, hãy ngâm chúng trong nước từ 8-10 giờ mỗi ngày trong vòng 4 ngày. Chỉ nên trồng đậu lăng nguyên hạt vì đậu lăng đã tách hạt sẽ không nảy mầm được. Ngoài ra, mầm đậu lăng cũng là nguồn cung cấp thiamine, đồng, sắt và đặc biệt giàu folate và mangan.

Mầm bông cải

Theo chuyên gia dinh dưỡng y học cổ truyền của Nhật Bản Asami Iwata, rau mầm bông cải xanh rất giàu sulforaphane, gấp 7 lần so với bông cải xanh trưởng thành. Ông cho biết chỉ cần dùng 50 gram rau mầm bông cải xanh đã đạt được tác dụng tương tự như ăn 1kg bông cải xanh trưởng thành.

Rau mầm ăn sống được không?

Chuyên gia Yan Yuanying giải thích rằng rau mầm thường ăn sống, tuy nhiên do không thể đảm bảo quy trình canh tác truyền thống đảm bảo vệ sinh, vì thế cần chần sơ rau mầm để tiệt trùng trước khi ăn để phòng tránh vi khuẩn gây bệnh. Thời gian đun cũng cần được kiểm soát để tránh mất chất dinh dưỡng. Nếu muốn ăn sống, cần chọn rau mầm có nguồn gốc uy tín và đạt chất lượng.

Theo:  xevathethao.vn copy link