4 loại rau mọc hoang ngon hơn thịt bổ hơn thuốc, nhà nghèo hay nhà giàu đều mua được

( PHUNUTODAY ) - Các loại rau này đều bị nhầm tưởng chỉ là cỏ dại rẻ tiền ngờ đâu lại đại bổ, giúp kéo dài tuổi thọ. Bạn đã từng thử ăn những loại rau này chưa?

Rau đắng

Nhắc đến rau đắng biển, rau càng cua nhiều người nghĩ ngay đến những món ăn quê quen thuộc dân dã.

Rau đắng biển và rau càng cua được xem là những món “đặc sản” của giới dân quê trước đây và là đặc sản của người dân thành thị hiện nay. Người ta thường bắt gặp những món ăn dân dã với rau đắng như rau đắng sống chấm mắm kho, rau đắng ăn lẩu cá, rau đắng nấu cháo cá, rau đắng nấu canh cá, rau đắng xào...

rau-dang

Theo các tài liệu Y học cổ truyền, rau đắng có tính mát, vị đắng, có khả năng thanh nhiệt tiêu độc, và là "thần dược" để chữa nhiều loại bệnh.

Rau dền

Rau dền được ví là loại rau "trường thọ", "bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc". Đây là loại rau có hàm lượng chất sắt cao nhất trong các loại rau tươi.

Rau dền nguồn dinh dưỡng thực vật khá phổ biến trong bữa ăn của mọi gia đình. Rau có vị ngọt, mát đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thành phần sắt trong rau dền chiếm hàm lượng khá cao. Sử dụng rau dền có thể giúp giảm viêm, tốt cho xương, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường...

Nếu ăn rau dền thường xuyên còn giúp ổn định đường huyết, cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2. Rau dền phù hợp sử dụng mùa hè giúp giải nhiệt, giải độc cực tốt.

Rau dền có chứa các chất có lợi như chất chống oxy hóa. Người ta quan tâm đến việc sử dụng rau dền chữa bệnh mỡ máu cao vì một số nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng khi chúng ăn rau dền thì có thể làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol LDL , đồng thời tăng cholesterol HDL. Nhưng ăn rau dền dường như không có những lợi ích này ở người.

Rau dền đa dạng về chủng loại. Trong đó, phổ biến nhất là các loại như: rau dền đỏ, rau dền cơm, rau dền gai...

rau-den-com1

Rau dền đỏ: toàn bộ thân lá của loại rau dền này đều có màu đỏ tía, hàm lượng nước cao. Khi rau dền được nấu chín có nước màu đỏ tươi rất hấp dẫn và đẹp mắt. Loại rau dền này chứa phong phú các thành phần dinh dưỡng như: protein, glucid, vitamin và khoáng chất. Rau dền cơm: với loại rau này thường có hoa ở ngọn. Phần lớn các ngọn non của cây, lá non, thân non đều có thể sử dụng để ăn được.

Ngoài ra, những phần rễ, củ, thân cây có thể dùng là thuốc cổ truyền vì thành phần dinh dưỡng ở những vị trí này khá tốt cho hoạt động của cơ thể. Rau dền gai: loại rau dền này thường mọc ở những nơi hoang dại hay vùng đất bị bỏ hoang. Với loại cây này có khẳ năng chịu hạn, chịu nước tốt đồng thời có khả năng nảy mầm cao trong điều kiện không hoàn toàn thuận lợi.

Lá hẹ

Cây rau hẹ còn có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo... là loại rau thân thảo, có chiều cao khoảng 20-40 cm, giàu dược tính và có mùi thơm rất đặc trưng, không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn…, mà còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh.

Cây rau hẹ rất dễ trồng và ít phải chăm sóc. Chỉ cần gieo hoặc trồng bằng cây con một lần, là có thể thu hoạch nhiều lứa, nhiều năm. Cây phát triển tốt quanh năm, vừa có thể làm rau ăn, vừa có thể dùng làm thuốc những khi cần thiết.

Đồng thời, lá hẹ cũng có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc. Mọi người có chế biến lá hẹ bằng cách nấu canh với tôm hay thịt hoặc xào trứng…

Theo Đông y, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương,...

Gốc rễ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường dùng chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa,... Hạt hẹ có tính ấm, vị cay ngọt; vào các kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can, Thận, tráng dương, cố tinh. Thường dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm.

Rau càng cua

Rau càng cua là loại rau mọng nước có vị ngọt ngọt, the the và đặc biệt có chút nhẫn nhẫn, ăn một lần là nhớ. Theo Đông y, rau càng cua có vị chua, tính sinh miễn dịch, giải nhiệt, nhiều chất bổ.

Rau càng cua thường được dùng để làm các món nộm, chỉ cần rửa sạch rồi trộn cùng dầu giấm ăn kèm trứng luộc cũng đủ làm dậy lên vị ngon của loại rau này.

Theo:  xevathethao.vn copy link