4 lưu ý cơ bản khi chăm sóc da bàn chân và móng chân

15:00, Chủ nhật 16/06/2024

( PHUNUTODAY ) - Chăm sóc làn da bàn chân và móng chân cực kì quan trọng, nó không chỉ cho bạn những lợi ích.

Ggiữa mỗi lần sơn móng chân nên được nghỉ ngơi

Nếu bạn có thói quen sơn móng chân thường xuyên, thì móng của bạn rất dễ bị xỉn màu. Điều cần làm là để cho móng chân được nghỉ ngơi vài ngày giữa mỗi lần sơn móng, nghỉ một tuần luôn càng tốt để móng chân của bạn có thời gian phục hồi.

Nên để cho móng chân được nghỉ ngơi vài ngày giữa mỗi lần sơn móng.

Nên để cho móng chân được nghỉ ngơi vài ngày giữa mỗi lần sơn móng.

Đừng quên lớp sơn dưỡng nền

Có rất nhiều hóa chất trong sơn móng tay và chúng ảnh hưởng đến nền móng, làm móng yếu rất nhanh, có  thể khiến bộ móng tự nhiên của bạn bị đổi màu, xuất hiện những chấm trắng phấn, thậm chí là ngả vàng. Để hạn chế tối đa điều này, việc sơn dưỡng nền cần được chú trọng và không bao giờ được bỏ qua.

Sử dụng thêm dầu làm bóng móng

Loại dầu này giúp bộ móng của bạn sau khi sơn trông vô cùng bóng bẩy và đầy sức sống. Tuy nhiên chúng lâu thấm vào da nên hay gây ra tình trạng nhờn rít dưới chân, nên chọn các loại dầu thực vật, như dầu dừa, dầu trà,... để dưỡng móng. Có thể dùng dầu làm bóng móng để massage nhẹ nhàng gót chân và cổ chân, xóa tan sự mệt mỏi cho đôi chân của bạn.

Không sử dụng dũa dạng bàn bào da gót chân

Vết chai là những mảng da dày và cứng trên bàn chân của bạn. Nếu chân có vết chai, bạn có thể thấy đau khi đi bộ hoặc đi giày. Chúng thường xuất hiện do cọ xát quá nhiều, chẳng hạn như đi giày quá chật hoặc quá nhiều áp lực lên bàn chân của bạn, chẳng hạn như do đứng trong thời gian dài hoặc từ một môn thể thao như chạy. Nhiều bạn đã sử dụng dạng bàn bào để tẩy đi lớp chai này. 

Nhiều bạn đã sử dụng dạng bàn bào để tẩy đi lớp chai này.

Nhiều bạn đã sử dụng dạng bàn bào để tẩy đi lớp chai này.

Tuy nhiên, đến các trung tâm khám chữa bệnh da liễu hoặc viện thẩm mỹ hàng đầu không được phép sử dụng dụng cụ này. Đó là vì nó rất dễ gây ra những tổn thương da và gây đau đớn, chảy máu nếu phạm vào lớp da non bên dưới lớp biểu bì chai sạn.

Bên cạnh đó, việc chà xát liên tục và loại bỏ da chai một cách mạnh bạo có thể khiến da lớp da sau chai cứng nhanh hơn, do nguyên lí hoạt động tự nhiên của da. 

Giấm táo là nguyên liệu lý tưởng để chăm sóc các vùng da khô. Khi kết hợp với nước súc miệng Listerine, giấm táo sẽ làm mềm phần da bị chai sạn, giúp da chân mềm mịn hơn. Đồng thời, phương pháp này còn giúp chống nấm và giảm ngứa. Hãy ngâm chân với hỗn hợp: 1 cốc nhỏ giấm táo, 1 cốc nhỏ nước súc miệng và 2 cốc nước ấm trong khoảng từ 10 – 20 phút, kết hợp tẩy tế bào chết ở da với đá bọt hoặc dụng cụ chà chân. Bạn nên thực hiện mỗi tối để vết chai sần mau biến mất.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Hạ Anh