1. Đồ dầu ăn vào chảo ngay sau khi đặt lên bếp
Một trong những thói quen của rất nhiều các chị em nội trợ đó chính là khi mới đặt chảo lên bếp thì cho dầu ăn vào luôn và đợi cho đến lúc chảo dầu nóng thì bắt đầu vào quá trình chế biến món ăn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc làm tưởng trừng như vô hại này có thể khiến cho dầu bị nóng già, vượt quá mức nhiệt độ cho phép và tạp ra khói độc hại bốc lên.
Việc cho các loại thực phẩm như rau củ vào chế biến trong một nhiệt độ cao như vậy có thể làm mất chất dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất có hại cho sức khỏe người tiêu thụ. Đặc biệt là các món rau xào, khi được nấu trong điều kiện dầu sôi già như vậy có thể phá hủy nhiều chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, khi đặt chảo lên bếp, bạn hãy chờ cho đến khi chảo nóng thì mới bắt đầu đổ một lượng dầu ăn vừa đủ vào và khi dầu sôi nhiều bong bóng nhỏ li ti là đã có thể chế biến thức ăn được ngay.
2. Dùng một chảo nấu nhiều món ăn liên tiếp
Không ít các chị em nội trợ vì ngại rửa chảo nên thường để nguyên chảo sau khi chế biến trên bếp, đến khi cần nấu món ăn tiếp theo thì lại tiếp tục dùng chính chiếc chảo đó để làm các món khác. Thói quen giúp chị em rút ngắn các bước nấu ăn như vậy trên thực tế lại vô tình đọng lại nhiều vết dầu và cặn dưới đáy chảo.
Đồng thời, chất béo và cặn từ món trước cũng sẽ được làm nóng lại trong quá trình chế biến món ăn khác. Điều này vô tình gây ảnh hưởng đến chất lượng món ăn sau cũng như gây hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, tốt nhất thì sau mỗi lần chế biến, bạn hãy rửa sạch dụng cụ làm bếp ngay trước khi làm món mới.
3. Dùng chung dao thái đồ sống và thức ăn chín
Có thể nói việc dùng chung dao thái đồ ăn cho cả thức ăn sống và thức ăn chín là thói quen mà rất nhiều người dễ mắc phải. Thậm chí, có nhiều trường hợp, các bà nội trợ còn đặt chung đồ sống và đồ chín trên cùng một chiếc thớt để thái.
Theo các chuyên gia, đây là một thói quen nấu ăn rất mất vệ sinh bởi khi thực phẩm còn sống thì chúng đã có sẵn một số vi khuẩn hoặc ký sinh trùng bám trên bề mặt chưa qua xử lý. Điều này có thể dẫn đền tình trạng tồn đọng vi khuẩn trên cả thớt và dao. Sau đó, bạn lại dùng đúng hai món đồ này để gọt hoa quả hay thái đồ đã nấu chín. Dù cho có rửa sạch thì trên bề mặt dao thớt vẫn sẽ còn tồn đọng vi khuẩn. Vậy nên, tốt nhất thì bạn hãy phân ra dao thái đồ sống và đồ chín cũng như thớt làm đồ sống và đồ chín riêng khi làm bếp.
4. Quên bật máy hút mùi hoặc tắt máy hút mùi quá sớm
Có một số người thường có thói quen tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu xong món ăn, thậm chí có trường hợp thấy làm món ăn nhanh cũng không bật máy hút mùi. Đây là một cách không hề tốt bởi trong quá trình nấu nướng có thể sản sinh ra rất nhiều khói dầu mỡ, những khói dầu mỡ này không chỉ gây hại cho da mà còn ảnh hưởng đến phổi khi hít vào cơ thể.
Chức năng của máy hút mùi là hút khói dầu nên khi bắt đầu nấu nướng chúng ta nên bật máy hút mùi ngay. Sau khi các món ăn của chúng ta được chiên rán xong, đừng vội tắt máy hút mùi luôn. Bạn có thể giữ máy hút mùi trong vòng 3 - 5 phút để hút bớt một số khí độc hại còn sót lại trong không khí, giảm lượng khói dầu mà chúng ta hít vào.