Hãy để bữa cơm trở nên vui vẻ
Bên cạnh ngồi ăn chung cùng các thành viên trong gia đình, bố mẹ hãy để bé tự cảm nhận các món ăn thông qua chạm, bóc (đối với bé nhỏ) và hướng dẫn bé dùng muỗng, nĩa (với các bé lớn). Khi bé tự ăn, bố mẹ cũng nên vỗ tay khen ngợi nhằm khuyến khích và động viên, giúp trẻ thích thú, từ đó bé sẽ ăn ngon miệng hơn.
Không nên làm bé bị căng thẳng
Khi cho bé ăn, bố mẹ tuyệt đối không nên ép, khiến bé bị căng thẳng và hình thành cảm giác sợ ăn. Thay vào đó mỗi bữa ăn, bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn từng phần nhỏ. Sau khi bé ăn hết một phần, bố mẹ lại cung cấp phần tiếp theo. Lúc này, khi ăn hết từ phần nhỏ này sang phần nhỏ khác, trẻ sẽ học được cảm giác no và không bị cảm giác căng thẳng.
Chú ý thời gian cho mỗi bữa ăn
Đối với những bé năng động, rất khó để bé ngồi im trong suốt bữa ăn. Theo đó, dù bé có ăn ít đi chăng nữa nhưng bố mẹ cũng chỉ nên cho bữa ăn kéo dài trong khoảng 30 phút. Nhờ đó, bé không chỉ tránh được áp lực tâm lý mà còn kích thích khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của trẻ.
Để trẻ tự chọn đồ ăn
Rất nhiều trẻ 2 – 3 tuổi biếng ăn vì muốn thể hiện bản thân và chống đối bố mẹ chứ không phải có vấn đề với sức khỏe. 2 – 3 tuổi là giai đoạn trẻ thường muốn tự quyết định quần áo mình sẽ mặc, tự mở hộp bánh và tự lựa chọn đồ ăn. Vì vậy, bạn hãy trao cho trẻ quyền làm chủ. Bạn có thể hỏi trẻ rằng “con muốn ăn món gì?” hoặc “hôm nay con lên thực đơn cho cả nhà giúp mẹ nhé!”.
Chế biến và trang trí món ăn màu sắc
Bên cạnh mùi hương, màu sắc cũng là một yếu tố kích thích cảm giác thèm ăn và ngon miệng của trẻ. Để trị bệnh biếng ăn cho trẻ 2 – 3 tuổi, bạn hãy sử dụng đa dạng màu sắc trong món ăn. Ví dụ như món canh hầm có màu cam của cà rốt, màu xanh của đậu Hà Lan và màu vàng của khoai tây sẽ hấp dẫn trẻ. Mặt khác, bạn cũng có thể sắp xếp, trang trí món ăn thành các hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu để tăng sự thích thú, hào hứng của trẻ.