Phạt con làm việc nhà
Việc này nên áp dụng ngay khi con mắc lỗi như làm đổ sữa ra sàn nhà, vứt đồ đạc lung tung…Hãy phạt con dọn ngay “bãi chiến trường” mà con bày ra, giúp con nhận thức được bản thân là người phải dọn dẹp khi bày bừa chứ không phải là bố mẹ. Ngoài ra nó còn dạy trẻ có ý thức và trách nhiệm trong khi chơi và rất nhiều đức tính tốt đẹp khác. Làm việc nhà không chỉ là hình phạt còn là biện pháp giáo dục rất hay rèn rũa cho con những đức tính tốt đẹp sau này.
Khi trẻ nghịch phá
Những đứa trẻ nghịch ngợm rất khó quản. Chúng thường xuyên luôn tay luôn chân và hay giả vờ không nghe lời cha mẹ nhắc nhở. Đây là những đứa trẻ có tư chất thông minh nhưng cực kỳ bướng bỉnh, càng đánh trẻ càng không có tác dụng. Phớt lờ cũng không phải là cách.
Tốt nhất, cha mẹ ngay từ đầu hãy đặt ra các quy tắc với trẻ, chẳng hạn, nếu con làm hỏng đồ đạc, con sẽ bị phạt úp mặt vào tường 5 phút. Lúc đầu trẻ chưa hiểu ra nhưng sau nhiều lần vi phạm và bị phạt, con sẽ ý thức được điều gì không nên làm.
Khi trẻ mải chơi quên công việc cha mẹ giao
Nếu trẻ mải chơi, quên làm công việc cha mẹ giao, phụ huynh có thể phạt con bằng cách tước đi của con một “quyền lợi” nào đó. Ví dụ trẻ quên làm bài tập về nhà, cha mẹ có thể không cho con chơi điện thoại trong 1 tuần.
Những hình phạt này cần có trong bảng nội quy do cha mẹ đề ra với trẻ hoặc được thỏa thuận trước với trẻ để con cảm thấy tâm phục khẩu phục khi nhận hình phạt. Cách này giúp trẻ hiểu ra rằng nếu con không hoàn thành trách nhiệm của mình thì con sẽ không được phép làm những điều mình thích.
Khi con khóc lóc mè nheo
Khi trẻ không ngừng khóc lóc, vòi vĩnh, cha mẹ hãy cho con vào phòng hay một không gian nào đó chỉ có mình con và nói: “bây giờ con có thể khóc thoải mái. Khi khóc xong, chúng ta sẽ cùng nói chuyện với nhau”.
Chắc chắn không có “khán giả”, trẻ sẽ không còn hứng thú để khóc. Sau khi con đã ngưng khóc, cha mẹ có thể thủ thỉ với con để giúp trẻ nhận ra khuyết điểm đồng thời giúp con hiểu đó là hành vi xấu, không có ở bé ngoan.
Cấm làm thứ trẻ thích
Mẹ có thể áp dụng hình phạt này khi bé không đánh răng, kén ăn, vứt đồ linh tinh… Bạn nên áp dụng hình thức phạt này để con hiểu rằng, khi con không hoàn thành nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, thì con cũng không được phép làm những điều mình thích. Hãy phạt cho đến khi nào con có ý thức hoàn thành công việc của mình.