Nước quế mật ong giảm co thắt tử cung
Quế là loại thảo dược có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ấm tử cung và giảm đau hiệu quả.
Ngoài ra các chất chống oxy hoá trong quế như polyphenol và oregano có thể điều hoà hoạt động của buồng trứng, từ đó làm giảm tình trạng co thắt của tử cung, gây đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội. Do vậy sử dụng nước quế mật ong trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ có tác dụng chống viêm, đau hữu hiệu.
Nước chè xanh giảm viêm
Chè xanh được biết đến là một loại thảo dược lành mạnh và chứa nhiều công dụng tốt với sức khoẻ. Nghiên cứu cho thấy chất polyphenol trong lá chè có tác dụng chống ung thư và giảm tình trạng viêm tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, nước chè xanh còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp cân bằng điện giải cũng như điều hoà hoạt động co bóp của tử cung.
Một lưu ý khi sử dụng loại nước này là chỉ nên sử dụng trong vòng 2 – 3 ngày để tránh tình trạng bị giảm hấp thu sắt và những dinh dưỡng khác.
Trà gừng giảm đau hiệu quả
Trà gừng là một thức uống phổ biến trong việc giảm đau bụng ngày “đèn đỏ”. Gừng có tính ấm và giúp giảm đau hiệu quả. Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất oxy hoá trong gừng có thể làm dịu và điều hoà hoạt động co bóp của cơ trơn tử cung.
Sữa ấm
Sữa là một trong những nguồn bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể rất hiệu quả. Uống sữa trong ngày “đèn đỏ” sẽ giúp các chị em tăng cường sức khỏe, từ đó chống lại được cảm giác mệt mỏi, khó chịu do sự thay đổi hormone nội tiết gây ra.
Lưu ý: Khi uống nên uống sữa ấm, tránh uống sữa lạnh sẽ làm tăng tính hàn và khiến tử cung co thắt nhiều hơn.
Nước dừa
Không chỉ có tác dụng giải khát, nước dừa còn rất tốt cho các chị em trong thời kỳ hành kinh. Nước dừa giúp kích thích lưu thông máu tốt hơn, từ đó cải thiện được tình trạng trễ kinh và đau bụng kinh hiệu quả.
Lưu ý:
- Nên uống nước dừa tươi ngay sau khi bổ
- Không nên uống nước dừa đã để lâu hoặc để qua đêm vì có thể gây đau bụng
- Không nên uống quá nhiều nước dừa trong ngày và uống nước dừa vào buổi tối