Rau càng cua
Trong thành phần dinh dưỡng của rau càng cua thường mọc nhiều ở đất ruộng ẩm ướt. Ngày nay, vì nó có nhiều công dụng chữa bệnh nên loại rau này được trồng phổ biến hơn.
Hoạt chất chiết từ rau càng cua có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức, kháng khuẩn, giúp chữa ho, sốt cao, làm lành vết thương, hạ cholesterol,...
Rau dền
Trong thành phầm của rau dền có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, sát trùng, giải độc. Trong lá rau dền có chứa hàm lượng vitamin A, B, C, PP, nhiều protid đặc biệt là lysin với hàm lượng cao hơn bắp, lúa mì và đậu tương.
Vì thế, nếu mỗi ngày dùng từ 200 đến 500g rau dền luộc và uống cả nước sẽ giúp thông tiểu, nhuận trường, chữa táo bó, kiết lỵ, dị ứng, mẩn ngứa, côn trùng đốt. Nếu sử dụng hoa và hạt rau dền sẽ có tác dụng chữa phong nhiệt, mờ mắt.
Rau dừa nước
Trong thành phần của rau dừa nước có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều protid, glucid, chất xơ, canxi, photpho, sắt, carotene, vitamin C, flavonoit và tanin. Bên cạnh đó rau có vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chữa cảm sốt, đau bụng.
Rau đắng đất
Rau đắng đất có vị đắng, tính mát, giúp nhuận gan, thông tiểu, trị kinh phong. Ngoài ra, rau còn dùng để chữa bệnh như viêm gan vàng da, nổi mề đay, sốt.
Bạn nên dùng loại rau chưa ra hoa, rửa sạch, ăn sống hoặc làm rau ăn kèm với các món cháo cá lóc.
Rau sam
Trong thành phần dinh dưỡng của rau sam có vị chua hơi đắng, tính mát, chứa nhiều glycosit, chất nhầy, axit hữu cơ, muối kali và nhiều vitamin như A, B1, B2, C, PP. Rau có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lọc máu, nhuận tràng, tẩy giun.. tốt cho sức khỏe của bạn.