1. Mật cá
Thông thường mọi người sẽ không không sử dụng mật cá để làm thực phẩm. Nhưng trong quá trình sơ chế cá mà bạn không chú ý sơ chế kĩ càng sẽ rất dễ bị bỏ sót phần mật cá hoặc làm chúng bị vỡ và lỡ ăn phải sẽ rất là nguy hiểm. Bởi trong mật cá có chứa chất độc Cyprinol - một loại chất độc thường xuất hiện chủ yếu tại mật, gan và tụy của cá nước ngọt. Nếu lỡ không may ăn phải bạn sẽ có thể gặp phải các triệu chứng ngộ độc như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và viêm ống thận cấp. Thậm chí trong những trường hợp nặng hơn còn có thể dẫn đến phù não, phổi và viêm tế bào gan cấp.
Chính vì vậy, ngoài việc không nên sử dụng chúng làm thực phẩm thì bạn cũng nên chú ý sơ chế cá thật kỹ, loại bỏ đi phần mật cá và các phần nội tạng chứa độc khác. Trong quá trình sơ chế, bạn nên chú ý gỡ mật cá thật nhẹ nhàng để tránh làm vỡ túi mật. Trong trường hợp, nếu chẳng may túi mật bị vỡ, bạn cần phải rửa thật kĩ cá với nước, sau đó dùng muối xát kĩ cá. Việc làm này vừa giúp loại bỏ mùi tanh, vừa làm giảm tác động của chất độc bị dính ra thịt cá.
2. Hạt điều
Hạt điều là một trong những món ăn vặt khoái khẩu của rất nhiều người bởi hương vị thơm ngon và béo ngậy. Chúng thường cũng được sử dụng làm nguyên liệu cho các loại bánh, kẹo cao cấp và có giá thành khá cao. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn hạt điều khi đã qua chế biến mà thôi. Bởi trong hạt điều thô có chứa Urushiol - một loại độc tố có khả năng gây tử vong với nồng độ lớn. Nhưng nếu như hạt điều đã được hấp, sấy kĩ lưỡng thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng vì chúng đã không còn chứa chất độc gây hại cho cơ thể.
3. Lạc mốc
Lạc hay còn được gọi là đậu phộng là loại thực phẩm lành tính có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Bạn có thể thấy chúng xuất hiện tại rất nhiều loại thực phẩm khác nhau từ các món mặn, bánh hay dùng làm bơ đậu phộng. Tuy nhiên, nếu như lạc đã bị mốc thì chúng sẽ là một trong những thực phẩm có chứa độc mà bạn nên cần đặc biệt lưu ý. Các triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện như đau bụng, nôn mửa hay tiêu chảy...
Bạn có thể phòng tránh bị ngộ độc bằng cách đảm bảo lạc mua về luôn được bảo quản tốt. Với số lượng lạc lớn, bạn hãy đem chúng đi phơi nắng hay hong khô từ 1-2 tuần 1 lần để giữ lạc luôn an toàn. Với loại lạc đã mốc, xuất hiện các vết thâm đen thì cần bỏ đi, không được sử dụng.
4. Củ cải trắng
Bạn có lẽ sẽ rất bất ngờ khi củ cải trắng lại xuất hiện trong danh sách những loại thực phẩm chứa độc này. Mặc dù lượng độc tố trong củ cải trắng không đủ làm ảnh hưởng đến tính mạng con người nhưng chúng cũng gây ra những phản ứng tiêu cực đối với cơ thể. Phần độc của củ cải trắng được tập trung ở phần vỏ đó là Furocoumarins một chất có thể gây ra tình trạng bỏng rát khi tiếp xúc trực tiếp với da. Khi vào trong cơ thể, chúng sẽ tác động tới hệ tiêu hóa, làm tổn thương dạ dày và gây đau dạ dày.
Chính vì vậy, khi ăn củ cải trắng, bạn cần phải loại bỏ hết phần vỏ củ cải. Sau đó, rửa kĩ chúng với nước trước khi chế biến. Tuyệt đối không được ăn củ cải trắng sống.
5. Cà chua xanh
Trong gian bếp của mỗi gia đình, cà chua là một loại thực phẩm vô cùng quen thuộc, vừa tốt cho sức khỏe, vừa giúp đẹp da và duy trì vóc dáng khỏe đẹp. Thế nhưng, những lợi ích đó chỉ có những quả cà chua chín kĩ mới mang lại. Còn nếu như đó là cà chua xanh thì lại trở thành loại thực phẩm chứa độc. Chất độc trong cà chua xanh là tomatidine. Ở cà chua chín, chất này có hàm lượng rất thấp, không đủ dây hại cho cơ thể. Nhưng ở quả xanh, chúng có nồng độ lên đến 58mg/100g cà chua.
Biểu hiện ngộ độc phổ biến sau khi ăn cà chua xanh là đau đầu, chóng mặt, nôn ói. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, bạn cũng nên loại bỏ phần hạt khi chế biến vì việc tiêu thụ chúng có thể gây ra tình trạng khó tiêu và gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.