Nhiều người mắc phải căn bệnh rối loạn tiền đình. Căn bệnh này khi khởi phát có thể gây ra nhiều khó chịu, thậm chí nguy hiểm cho người bệnh.
Dưới đây là 5 món ăn bổ dưỡng giúp cải thiện trình trạng bệnh.
Sườn non nấu lá đinh lăng
Đinh lăng có tác dụng hoạt huyết dưỡng não rất tốt. Nhờ lá đinh lăng, vỏ não sẽ được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ. Qua đó, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp hoạt động tốt hơn. Từ xưa, các cụ đã dùng đinh lăng để điều trị chứng suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể. Canh sườn nấu lá đinh lăng rất giàu dinh dưỡng, ngon lành, mát bổ.
Canh mộc nhĩ thịt xay
Mộc nhĩ là loại thực phẩm rất giàu nguyên tố vi lượng như magie, kali, natri, vitamin B, đặc biệt hàm lượng sắt trong mộc nhĩ cao gấp 30 – 70 lần thịt. Sử dụng mộc nhĩ sẽ giúp tình trạng rối loạn tiền đình được cải thiện hiệu quả.
Óc heo hấp với lá ngải cứu
Não heo có vị ngọt, tính hàn, giàu khoáng chất, có tác dụng bồi bổ xương khớp, hỗ trợ điều trị chứng đau đầu, chóng mặt, thần kinh suy nhược…
Trong Đông y, ngải cứu là loại thuốc nam rất tốt với sức khỏe, có tác dụng hỗ trợ điều trị an thai, mụn nhọt, giúp máu thông lên não. Khi kết hợp hai nguyên liệu này với nhau, chúng ta sẽ được món canh cực kỳ bổ dưỡng.
Chè nhãn hạt sen
Theo Đông y, long nhãn có tính ôn, vị ngọt có tác dụng an thần, làm giảm stress, ích tâm kiện tỳ, bồi bổ khí huyết. Long nhãn đặc biệt tốt với những người kém ngủ, ít ngủ, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình. Hạt sen thì có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bổ tỳ, là thực phẩm đặc biệt tốt với người thần kinh bị suy nhược, rối loạn tiền đình.
Món chè nhãn hạt sen không những mát lành, thơm ngon còn cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Óc heo trộn trứng gà
Trứng gà giàu dinh dưỡng, omega-3, các tác dụng ỗ trợ tim mạch bơm máu hiệu quả, vận chuyển máu tới não bộ. Nhờ đó làm giảm các cơn đau đầu, làm giảm triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình. Khi kết hợp với óc heo thì càng làm tăng thêm khả năng chữa các bệnh về não, thần kinh.