5 ngành nghề khó xin việc nhất trong 5 năm tới: Học ra dễ "lông bông", làm trái ngành

( PHUNUTODAY ) - Trong 5 năm tới có 5 ngành nghề được dự đoán là khó xin việc nhất vì những thay đổi của nhu cầu xã hội.

Đại học là một trong những ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời. Chọn ngành, chọn nghề rất quan trọng, không chỉ phù hợp với mong muốn của bản thân mà quan trọng hơn còn phải phù hợp với nhu cầu của xã hội. Trong 5 năm tới đây, có 6 ngành nghề được dự đoán khó xin việc nhất.

1. Ngành tâm lý học

5-nghanh-nghe-kho-xin-viec-nhat-5-nam-toi-luong-khong-du-an-ngheo-rot-mong-toi_1

Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu tinh thần, hành vi, tư tưởng con người như biểu hiện hành vi của con người (cảm xúc, ý chí, suy nghĩ, hành động); làm rõ những bản chất thật sự bên trong của con người bằng cách đi sâu vào từng ngõ ngách đời sống xoay quanh chủ thể con người từ văn hóa, y học, giáo dục, đến kinh tế, chính trị…Nghe tên công việc rất hàn lâm và trìu tượng khiến nhiều sinh viên tâm lý hoang mang, tự ti khi bị đem ra so sánh với sinh viên các ngành học khác.

Không ít người đã xin ngừng học, ôn thi tiếp để chuyển ngành, chuyển trường. Một số coi việc học là cách để kiếm được tấm bằng, còn phần lớn thời gian là để đầu tư cho ngành nghề, định hướng khác của mình như: sale, marketing, viết báo,...

2. Chuyên ngành Lịch sử

5-nghanh-nghe-kho-xin-viec-nhat-5-nam-toi-luong-khong-du-an-ngheo-rot-mong-toi_2

Nhiều người quan tâm đến việc khám phá lịch sử. Tuy nhiên, có hứng thú là một chuyện, thực sự dựa vào chuyên ngành Lịch sử để tìm việc là rất khó. Đặc biệt nếu bạn tốt nghiệp đại học, về cơ bản rất khó tìm được việc làm với mức độ phù hợp cao hơn. Nghiên cứu lịch sử là một việc làm đầy khó khăn, thách thức. Số đầu công việc với ngành này rất ít như chuyên gia lịch sử, quản lý tư liệu di tích lịch sử hoặc trở thành giáo viên môn lịch sử. Đặc biệt, trong thời buổi khó khăn như hiện nay, xin công việc trái nghề cũng càng khó khăn hơn..

3. Ngành Kế toán – Kiểm toán

5-nghanh-nghe-kho-xin-viec-nhat-5-nam-toi-luong-khong-du-an-ngheo-rot-mong-toi_3

Cách đây vài năm đến bây giờ, ngành Kế toán – Kiểm toán vẫn là một ngành học “hot”, thu hút được rất nhiều người học nhờ mức lương cao sau khi ra trường. Điểm chuẩn trúng tuyển của các ngành này luôn đứng “top” 2, 3 so với các ngành khác, các trường đại học đều mở mã ngành đào tạo này và tuyển sinh ồ ạt, vượt quá nhu cầu của xã hội. Do đó, theo dự báo đây là một trong những nhóm ngành đang dư thừa lao động và cảnh báo vẫn còn dư thừa trong các năm tới.

4. Ngành sư phạm

5-nghanh-nghe-kho-xin-viec-nhat-5-nam-toi-luong-khong-du-an-ngheo-rot-mong-toi_4

Trong danh sách những ngành dễ thất nghiệp cao nhất hiện nay đứng đầu là khối ngành Sư phạm. Mặc dù ngành giáo dục luôn kêu thiếu giáo viên ở rất nhiều địa phương, nhưng tỉ lệ sinh viên ra làm theo đúng chuyên ngành thì khá khiêm tốn. Theo báo cáo có khoảng 10.000 sinh viên sư phạm sắp ra trường có nguy cơ thất nghiệp và 35.000 giáo viên phổ thông dư thừa trên khắp cả nước. Thực trạng này phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó ảnh hưởng lớn nhất là số lượng học sinh ở các bậc học giảm do tác động của việc thực hiện kế hoạch gia đình, nhu cầu giáo viên sẽ ít đi. Hơn nữa, chỉ tiêu tuyển sinh của hệ thống các trường đại học, cao đẳng sư phạm chưa hợp lý. Ngoài ra chính sách miễn học phí, trợ cấp hàng tháng đối với sinh viên ngành sư phạm cũng thu hút lượng lớn học sinh nghèo theo học trong khi các ngành nghề khác học phí tăng lên theo từng năm.

5. Ngành công nghệ môi trường

5-nghanh-nghe-kho-xin-viec-nhat-5-nam-toi-luong-khong-du-an-ngheo-rot-mong-toi_7

Công nghệ môi trường là một trong những ngành cung cấp các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh, lý, hoá học. Cử nhân ngành công nghệ môi trường phải có khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ xảy ra, đồng thời biết tổ chức thực thi các biện pháp xử lý, khắc phục, phòng tránh những sự cố xảy ra có hại đến môi trường.

Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế nước mình còn nhiều khó khăn và công tác bảo vệ môi trường còn non kém. Nhà nước và doanh nghiệp cũng chưa thực sự quan tâm sát sao đến môi trường sống. Luật pháp còn lỏng lẻo và nhiều kẽ hở trong vấn đề xử lý rác thải, bảo vệ môi trường. Vì thế, không ít người tốt nghiệp ngành công nghệ môi trường phải chấp nhận cảnh thất nghiệp hoặc xin làm trái ngành nghề đào tạo.

Theo:  xevathethao.vn copy link