Phương pháp tiết kiệm tự do
Phương pháp dễ dàng này hầu như ai cũng có thể áp dụng. Bạn chỉ cần xây dựng ý thức tiết kiệm trong suy nghĩ, sau đó tiết kiệm bao nhiêu tùy thích, không cần có mục tiêu cụ thể.
Phương pháp tiết kiệm 52 tuần
Khi đã hình thành cho mình ý thức tiết kiệm bạn có thể chuyển sang phương pháp tiết kiệm 52 tuần. Sử dụng tuần làm đơn vị mục tiêu sẽ dễ dàng tích lũy tiền hơn.
Chẳng hạn bạn đề ra mục tiêu tiết kiệm trong tuần đầu tiên là 10.000 đồng, tuần thứ hai là 20.000 đồng, tuần thứ ba là 50.000 đồng,… Sau đó tăng dần theo thời gian, tùy theo mức thu nhập và hoàn cảnh cá nhân.
Sau 52 tuần bạn sẽ có một khoản tiền tiết kiệm mà chính bạn cũng thấy bất ngờ.
Quy tắc phân bổ tiền lương 3-3-3
Quy tắc 3-3-3 có nghĩa là 33% tiền lương dành cho ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, 33% tiếp theo dành cho nhà ở, đi lại, vui chơi giải trí,… 33% thứ ba dành để tiết kiệm và đầu tư.
Chẳng hạn nếu mức lương của bạn là 15 triệu/tháng, bạn dành 5 triệu cho ăn uống, mua sắm tạp hóa và chi tiêu thiết yếu hàng ngày, 5 triệu dành cho chi phí nhà ở, mua xăng xe, mua sắm quần áo, giải trí, gặp gỡ bạn bè,… 5 triệu còn lại dùng để tiết kiệm, đầu tư.
Quy tắc phân bổ tiền lương 5-3-2
Quy tắc này có nghĩa là bạn dành 50% thu nhập cho chi tiêu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày, 30% lương còn lại dành cho các chi phí không thiết yếu và 20% lương cuối cùng để tiết kiệm, đầu tư.
Với cách phân bổ tiền lương này, bạn chỉ dành 20% lương cố định mỗi tháng cho việc tiết kiệm, ít hơn 10% so với quy tắc 3-3-3. Tuy nhiên, cách này phù hợp với những người có mức chi dùng bắt buộc cao.
Quy tắc phân bổ tiền lương 6-3-1
Với quy tắc này bạn sẽ dành 60% tiền lương cho chi phí sinh hoạt, 30% lương để tiết kiệm và đầu tư, 10% còn lại là quỹ đề phòng rủi ro.
Khi mới áp dụng quy tắc này bạn có thể bỏ qua 10% quỹ đề phòng rủi ro, chia đều 10% ấy vào hai quỹ còn lại. Như vậy, bạn sẽ dành 65% tiền lương cho chi phí sinh hoạt còn 35% lương dành cho tiết kiệm, đầu tư.