Lạc (đậu phộng) vỏ đen với rất nhiều khoáng chất
Lạc đen nghe hơi lạ, nhưng thật ra nó cũng giống như đậu đen có lớp vỏ lụa màu đen (khác màu sắc so với loại lạc đỏ hoặc đỏ nhạt thông thường chúng ta hay sử dụng). Dù là vỏ lụa màu đen, nhưng bên trong ruột lạc vẫn là màu trắng sữa.
Loại lạc này có chứa hàm lượng kẽm và selen cao hơn lạc thông thường lên tới khoảng từ 48% – 101%. Và cách ăn tốt nhất để phát huy tác dụng của nó chính là ăn sống cả vỏ lụa, ăn nguyên cả hạt lạc khi còn tươi.
Mè đen
Mè đen được mệnh danh là “sứ giả bổ thận”. Trong mè đen rất giàu axit béo không bão hòa có ích cho cơ thể con người. Ngoài ra, với hàm lượng vitamin E phong phú (đứng đầu trong các thực phẩm thuộc hệ thực vật), mè đen còn có tác dụng thanh trừ các gốc tự do trong cơ thể, chống oxy hóa hiệu quả, làm chậm quá trình lão hóa, điều trị các chứng khó chịu trong tiêu hóa và giúp làm đen tóc.
Mộc nhĩ đen
Mộc nhĩ đen thường thấy nhiều trong các món nhẹ hoặc món chay. Nó có tác dụng dưỡng sinh khá hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, thể keo của mộc nhĩ đen có sức hấp thu cực mạnh, có thể thanh lọc dạ dày, đường ruột, làm sạch thận.
Ngoài ra, mộc nhĩ đen còn có thành phần axit nucleic, lecithin - có hiệu quả làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe của thận.
Táo đen
Dinh dưỡng trong táo đen cực kỳ phong phú, bao gồm protein, gluco, axit hữu cơ, vitamin, phốt pho, canxi, sắt… nên rất tốt cho sức khỏe nói chung. Ngoài ra, theo đông y, táo đen có tính ấm vị ngọt nên nó cũng có công hiệu bổ thận và dưỡng dạ dày.
Đậu đen
Đậu đen có 2 loại, loại xanh lòng (ruột màu xanh) hay loại đậu đen thường (ruột màu vàng) . Nhưng cả 2 đều có giá trị dinh dưỡng, giàu protein chất lượng cao. Đậu đen có thể được chế biến thành các món ăn khác nhau như: sữa, đậu phụ và các sản phẩm đậu nành khác. Không những vậy, ăn đậu đen còn rất tốt cho việc bổ máu nhé.
Người lớn có thể ăn mỗi ngày một ít đậu đen, bằng cách ăn riêng hoặc kết hợp với các loại ngũ cốc khác đều rất hiệu quả và thơm ngon bổ dưỡng.