1. Nhẹ nhàng giải thích và bày tỏ cảm xúc của bạn.
Nhận thức của trẻ còn non nớt, chúng chẳng thể hiểu được vì sao mình không được làm cái này, phải tránh cái kia. Vì thế, cha mẹ hãy nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu trước khi nói KHÔNG một cách dứt khoát.
Đồng thời, bày tỏ cảm xúc không thích cách cư xử vùng vằng giận dỗi của bé, khi bị từ chối.
2. Nói 'Có' mà 'Không'
Đang đi shopping, tự nhiên nhóc tì nhà bạn 'giở chứng' đòi mua kẹo và bạn nhắc nhở: "Con không được ăn kẹo trước bữa tối".
Ngay lập tức, bé khóc lóc và dậm chân tỏ ý khó chịu. Đôi khi, con trẻ sẽ không hiểu, không chấp nhận lý do tại sao bạn nói 'Không'.
Vì vậy, thay vì từ chối một cách thẳng thắn, bạn nên tìm một cách diễn đạt khác dễ lọt tai trẻ hơn, ví như: "Được, con sẽ có kẹo sau bữa tối. Còn giờ, hãy ăn táo nhé!'
Hãy nhẹ nhàng giải thích và bày tỏ cảm xúc của bạn cho con hiểu. |
3. Gợi ý cho trẻ chọn lựa khác
Nếu bạn có một đứa trẻ hiếu động chơi bóng trong nhà thay vì nói: “Không được chơi bóng trong nhà!”.
Bạn hãy nói: “Con có thể ra sân chơi bóng hoặc sang sân nhà bạn chơi cùng cho vui”. Khi có các lựa chọn khác trẻ sẽ phản kháng mà nghe lời hơn.
Các chuyên gia cũng nói thêm rằng, đối với những đứa trẻ từ 1 đến 3 tuổi, phụ huynh nên khuyến khích bé đưa ra những lựa chọn đơn giản để bé phát huy sự độc lập của mình. Tuy nhiên, không nên cho bé quá nhiều sự lựa chọn, đối với trẻ nhỏ thì chỉ cần cho hai sự lựa chọn là đủ rồi.
4. Giọng điệu khi nói KHÔNG
Trẻ hiểu từ ‘Không’ và quyết định phản kháng hay nghe lời cha mẹ phụ thuộc rất nhiều vào giọng điệu lời nói của cha mẹ.
Do đó, cha mẹ có thể không cần dùng những từ phủ định mà hãy nhờ đến sức mạnh của giọng điệu – giọng điệu thật ‘cứng’ chỉ nên sử dụng trong những trường hợp thực sự cần thiết để trẻ không bị nhờn.
Cụ thể là chỉ khi nào bé phá phách hay có những đòi hỏi không hợp lý thì bạn mới sử dụng giọng điệu này.
Giọng điệu nói với con quyết định rất nhiều. |
5. Ghép tên con vào từ ‘Không’
Hãy nhẹ nhàng nhưng cương quyết “Không được đâu !” thay vì nói cộc lốc và lạnh lùng “không” mỗi khi con làm sai hoặc yêu sách.
Các chuyên gia tâm lý khẳng định, những câu mệnh lệnh hoặc cảm thán mà có tên của một cá nhân bất kỳ nào đó thì cá nhân đó có xu hướng bị tác động mạnh mẽ hơn nhiều lần đối với những câu ra lệnh hoặc yêu cầu cụt ngủn, thiếu đối tượng răn đe.
7 điều tế nhị mẹ cần dạy con gái tuổi dậy thì (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Là mẹ, bạn hãy tinh tế và tâm lý để dạy con gái ở tuổi dậy thì 7 điều tế nhị mà thiết thực sau. |