Bế trẻ sơ sinh từ dưới nách
Trẻ sơ sinh còn non nớt, phần cơ cổ chưa phát triển toàn diện. Việc bế bé từ dưới nách sẽ khiến bé khó thở và dễ chấn thương cổ. Do đó, khi muốn bế trẻ sơ sinh người lớn cần phải đỡ phần đầu và cổ của bé, ít nhất là đến khi bé được 4-6 tháng tuổi.
Đặt trẻ sai tư thế trong địu
Hiện nay có nhiều cha mẹ sử dụng dịu để giữ bé sơ sinh. Tuy nhiên không phải ai cũng để bé ngồi đúng cách. Khi đặt trong địu, chân bé phải được đặt ngang. Như vậy các khớp xương sẽ được giữ nguyên vị trí, cột sống cũng không bị ảnh hưởng. Nếu chân bé treo lơ lửng, nó có thể gây ra tổn thương hông, dẫn tới trật khớp hoặc các bệnh khác.
Không đỡ phần lưng bé
Một số người chỉ đỡ phần đầu và mông khi bé trẻ. Việc này khiến trẻ dễ bị ngã. Ngoài ra, lưng không được nâng đỡ cũng khiến cột sống dễ bị quá tải.
Do đó, khi bé trẻ, mẹ cần phải dùng một tay đỡ đầu của bé, tay còn lại đỡ phần lưng.
Để đầu em bé ở dưới vai
Khi mẹ bế bé ở tư thế úp mặt vào người, hãy để đầu bé ở trên vai. Nếu mặt bé ở bằng hoặc dưới vai có thể gây ra hiện tượng khó thở hoặc quần áo bị vướng vào mũi, miệng của bé.
Không đổi bên
Bế trẻ ở một bên quá lâu sẽ khiến người lớn bị mỏi tay. Không những thế, cơ cổ của bé rất yếu, cần phải phát triển đều hai bên. Nếu giữ lâu một bên sẽ khiến cơ cổ bên còn lại ít phát triển, gặp khó khăn khi quay đầu.
Kéo trẻ bằng cách xách tay
Kéo trẻ đứng lên hoặc đi bằng cách xách tay có thể gây sai khớp đầu xương quay, khiến khớp quay lồi cầu phần nào bị tách rời. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi.