7 động tác nên làm ngay trên giường khi vừa thức dậy, chỉ mất 5-10 phút nhưng ngăn ngừa được rất nhiều bệnh tật

( PHUNUTODAY ) - Để giữ sức khỏe được tốt hơn, có 7 động tác cực kỳ đơn giản bạn nên làm trên giường, ngay khi vừa thức dậy.

Thời điểm buổi sáng khi vừa thức dậy là lúc cơ thể đang trong trạng thái mơ hồ, chưa tỉnh táo hẳn. Lúc này, bạn tuyệt đối không nên bật dậy ra khỏi giường ngay mà nên khởi động một chút ngay tại giường.

Những động tác dưới đây sẽ giúp bạn tỉnh táo, cơ thể thư giãn, đồng thời lại cực kỳ tốt cho sức khỏe.

6

Động tác nhắm mắt giúp đôi mắt sáng trong hơn

Buổi sáng thức dậy không nên vội mở mắt, dùng mu bàn tay xoa nóng hai đầu ngón tay cái, sau đó nhẹ xoa mắt khoảng 14 lần.

Tiếp tục nhắm mắt trong khi từ từ đảo tròng mắt lần lượt theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ, 7 giây mỗi lần. Nhắm chặt mắt thêm một lúc, sau đó nhanh chóng mở mắt.

Đây là động tác giúp chúng ta luyện thần thái, độ sáng trong, đồng thời cũng gia tăng sức khỏe cho đôi mắt.

Xoa bụng để tăng cường chức năng tiêu hóa

Xoa bụng có lợi cho chức năng đường tiêu hóa, đặc biệt đối với những người hay bị táo bón, nhưng nên lưu ý không nên thực hiện khi đói bụng hay quá no.

Khi xoa bụng nên dùng tư thế nằm ngửa và xoa bụng bằng lòng bàn tay phải theo chiều kim đồng hồ quanh rốn, bắt đầu từ rốn và mở rộng dần hết vòng này đến vòng khác cho đến khi xoa hết vùng bụng.

Khi xoa bụng nên dùng lực vừa phải, số lần không cố định. Sau đó có thể đổi sang xoa bằng tay trái theo chiều ngược lại. Điều quan trọng là bạn phải thực hiện liên tục mỗi ngày trong thời gian dài để đạt hiệu quả.

Xoa mũi giúp ngăn ngừa cảm lạnh

Đầu tiên bạn dùng ngón tay trỏ xoa bóp huyệt Nghinh Hương ở hai bên cánh mũi khoảng 20 - 30 lần, hoặc xoa nóng hai lòng bàn tay vào nhau, sau đó bóp nhẹ nhàng chóp mũi và cánh mũi.

Các xác định huyệt Nghinh Hương:

Huyệt nằm ở trên mặt, sát ngay hai bên cánh mũi, cách cánh mũi khoảng 0,8cm, ở vị trí giao nhau giữa đường ngang qua chân mũi với rãnh mũi và miệng.

Bạn dùng ngón cái và ngón trỏ kẹp 2 cánh mũi lại. Phần ngón tay tiếp xúc với điểm lõm bên 2 cánh mũi đó chính là huyệt Nghinh Hương.

1

Xoa trán và xoa tai hỗ trợ não bộ và bảo vệ thính lực

Xoa trán và tai sau khi thức dậy có thể thúc đẩy lưu thông máu. Xoa trán giúp ngăn ngừa và điều trị các chứng đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ do trí não hoạt động quá sức. Xoa tai lại giúp giảm nguy cơ bị điếc, ù tai, giảm thính lực.

Cách làm rất đơn giản khi bạn dùng ngón tay áp sát trán và xoa đi xoa lại hàng chục lần cho ấm. Sau đó tiếp tục dùng hai tay xoa đều hai bên tai (ấn đoạn giữa ngón trỏ trước tai, dùng ngón tay cái áp vào sau tai, xoa lên xuống).

Giãn lưng nhằm thúc đẩy lưu thông máu

Bạn nên thực hiện động tác bằng cách nâng cao cánh tay càng nhiều càng tốt và kéo dài cơ thể hết mức có thể. Việc duỗi eo, kéo giãn thắt lưng giúp cột sống, các cơ và xương khớp được thư giãn sau một đêm nằm yên trong những tư thế cố định.

Chỉ trong vài giây, động tác có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giúp chức năng tim vận hành tốt hơn, đưa máu đi khắp cơ thể.

Siết cơ hông giúp ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ

Động tác nâng hông kết hợp với hít thở sẽ giúp ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ, đồng thời có tác dụng chữa các bệnh về tạng phủ và rối loạn chức năng tiêu hóa.

Động tác có thể thực hiện dễ dàng khi nằm trên giường hoặc khi đang đứng, bạn từ từ siết chặt cơ hông, hóp bụng khi hít vào và từ từ thả lỏng cơ khi thở ra, làm liên tục 20 - 30 lần.

Thở bằng bụng để tăng cường chức năng tim phổi

Để đem lại năng lượng cho sự sống và giữ gìn sức khỏe tốt, việc hít thở tuy bình thường nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, trung bình, phổi của con người có kích thước bằng 2 quả bóng đá, nhưng hầu hết chúng ta chỉ sử dụng được 1/3 công suất của phổi.

Đặc biệt là những ai làm việc văn phòng hoặc nhóm người thường xuyên ngồi lâu, cố định một chỗ hay có nhịp thở nông và ngắn. Như vậy, lượng khí trao đổi qua mỗi nhịp hô hấp đều rất ít, khả năng thông khí kém đi khiến CO2 tích tụ trong cơ thể, còn O2 bị thiếu hụt.

Thông qua phương pháp thở bằng bụng, chức năng tim phổi sẽ được cải thiện, đồng thời cũng làm dịu thần kinh, giải tỏa căng thẳng và giảm trầm cảm.

Khi thực hiện, bạn có thể đứng hay ngồi đều được. Tay trái và tay phải đặt lên bụng và ngực, hít vào từ từ bằng mũi và cố gắng phình bụng càng lớn càng tốt, sau đó thở ra thật chậm bằng miệng và hóp bụng lại, giữ cho lồng ngực không di chuyển. Cố gắng thực hiện trong khoảng 10-20 phút mỗi ngày, nhịp thở càng dài và sâu thì càng tốt.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link