7 vật dụng không thể thiếu khi cách ly, điều trị F0 tại nhà

( PHUNUTODAY ) - Chăm sóc người mắc COVID-19 (F0) cách ly, điều trị tại nhà, các thành viên trong gia đình cần chuẩn bị các vật dụng tối thiểu sau:

7 vật dụng không thể thiếu khi cách ly, điều trị F0 tại nhà

Theo thông tin của Sức khoẻ và đời sống, hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 (F0) cách ly, điều trị tại nhà do Bộ Y tế ban hành, các thành viên trong gia đình cần chuẩn bị các vật dụng tối thiểu sau:

- Khẩu trang y tế dùng 1 lần (đủ dùng cho cả nhà trong 2 - 3 tuần);

- Găng tay y tế sạch (tối thiểu đủ dùng cho người chăm sóc trong 2 - 3 tuần);

- Nhiệt kế thủy ngân hoặc điện tử, máy đo huyết áp;

- Thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy và các túi nilon màu vàng để lót bên trong thùng;

cachly-1604574005513557299093

- Dụng cụ cá nhân dùng riêng cho người nhiễm: bàn chải răng; khăn tắm; khăn mặt; chậu tắm, giặt; bộ đồ dùng ăn uống; xà phòng (tắm, giặt); máy giặt (nếu có); dụng cụ phơi, sấy trang phục cá nhân;

- Các thuốc đang sử dụng cho người trong nhà có bệnh sẵn có như: cao huyết áp, đái tháo đường, gút… với số lượng có thể dùng trong ít nhất 30 ngày;

- Các thuốc và đơn thuốc (toa) của bác sỹ đối với người nhiễm (nếu có).

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Ngoài chuẩn bị các vật dụng tối thiểu như trên, người trong gia đình cần lưu lại các số đường dây nóng phòng, chống dịch, số điện thoại của người được phân công hỗ trợ theo dõi sức khỏe người nhiễm và các số điện thoại cần thiết khác

Đồng thời, cả gia đình nên xác định và thống nhất về vùng không gian dành riêng cho người nhiễm. Nếu cần có thể phân công một người phù hợp nhất chăm sóc người nhiễm.

Hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế còn lưu ý thêm, khi một người trong nhà mắc COVID-19, những người khác trong nhà cũng đã có thể nhiễm, do đó cũng phải thực hiện cách ly tại nhà để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

Bên cạnh, Bộ Y tế nêu rõ việc vận động trong thời gian F0 cách ly tại nhà giúp giãn nở lồng ngực, tăng thông khí ra vào phổi, hô hấp tốt hơn, tăng cường khả năng vận động và các cơ tham gia hô hấp, ngăn chặn suy giảm thể chất, cải thiện tinh thần.

Trong đó, các bài tập gồm tập thở, vận động tại giường, giãn cơ, thể lực tăng sức bền. Đặc biệt, trong quá trình tập luyện, nếu cảm thấy mệt, khó thở hay đau ngực, F0 cần dừng tập ngay và theo dõi cơ thể.

Nếu các tình trạng này vẫn tiếp tục tăng ngay cả khi đã nghỉ ngơi, bệnh nhân phải báo ngay cho nhân viên y tế để được theo dõi kịp thời.

Để dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, an toàn các ca nhiễm COVID-19 cần:

Đảm bảo đủ các và đa dạng các nhóm thực phẩm bao gồm: nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng - xanh thẫm.

Không bỏ bữa, ăn đủ 3 bữa chính và tăng cường thêm các bữa phụ; Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt; Không kiêng khem thực phẩm nếu không có dị ứng thực phẩm hoặc theo lời khuyên riêng của bác sĩ; Người có thể trạng gầy, trẻ em cần bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều năng lượng và protein như sữa và các sản phẩm từ sữa.

Tránh đồ ăn, uống có nhiều đường, nhiều muối, rượu, bia; Thực phẩm phải bảo đảm an toàn, vệ sinh; không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng; Bảo đảm vệ sinh khi chế biến thực phẩm, luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm; Sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cần theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.

Uống nhiều nước (40-45ml/kg cân nặng/ngày), nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát. Nên uống nước lọc, nước ép hoa quả. Người bệnh có sốt nên uống Orezol để bù nước và điện giải.

Hàng ngày phải ăn ít nhất là 5 trong 8 nhóm thực phẩm (nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng - xanh thẫm). Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt, mặn. Cung cấp đủ nước, đặc biệt nước trái cây tươi, tránh uống nước ngọt công nghiệp.

Khuyến khích cho trẻ 1-2 tuổi uống sữa công thức tối thiểu 600ml/ngày (trẻ không có sữa mẹ) và trẻ trên 2 tuổi 500 ml/ngày sữa công thức theo tuổi/ngày, đủ đáp ứng dinh dưỡng cho tăng trưởng và cân bằng dinh dưỡng (không cần bổ sung đa vi chất).

Trường hợp trẻ kém ăn, ăn không đủ lượng theo khuyến nghị thì phải dùng công thức hỗ trợ dinh dưỡng đường uống có đậm độ năng lượng cao thay thế hoàn toàn hay một phần cho sữa công thức thông thường.

Tránh thức ăn gây nôn và buồn nôn bằng những khẩu vị trẻ thích, thức ăn dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao. Theo dõi lượng thức ăn trẻ ăn vào/ngày. Nếu lượng thức ăn trẻ ăn vào dưới 70% nhu cầu bình thường so với tuổi, cần được tư vấn cụ thể bởi nhân viên y tế.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link