9 bí mật ở trẻ sơ sinh khiến bố mẹ 'choáng váng'

08:00, Thứ sáu 18/03/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Bộ phận sinh dục lớn, có vệt hồng trong tã,... là những dấu hiệu ở trẻ sơ sinh có thể khiến bố mẹ lo lắng nhưng thực ra không đáng ngại.

Nếu bố mẹ còn đang lo lắng không biết đứa con mới chào đời của mình có phát triển bình thường hay không, có điều gì đáng lo ngại hay không, hãy thử xem những dấu hiệu dưới đây. Đây đều là những điều tưởng chừng 'kì lạ', bất bình thường nhưng thực ra lại không nguy hiểm ở trẻ sơ sinh:

Có máu ở tã

Hormone của mẹ chạy trong người bé có thể gây ra hiện tượng chảy máu ở một số bé gái sơ sinh. Đừng lo nếu cha mẹ thấy có vết máu nhỏ ở trên tả của bé trong những tuần đầu tiên sau chào đời. Chu kỳ kinh nguyệt mini này thường chỉ kéo dài một vài ngày. Tuy nhiên, nếu bé xuất hiện máu đỏ tươi thì cha mẹ cần đưa bé đi khám ở các trung tâm y tế.

Đầu bé nhìn có vẻ kỳ quặc

Cha mẹ luôn mường tượng về một cô cậu nhóc bầu bĩnh, hồng hào và đáng yêu lúc mới sinh. Nhưng nếu như đầu bé trông có vẻ kỳ quặc hay nhìn giống hình nón thì cũng không có gì đáng ngại. Bé đã trải qua hàng giờ ở khu xương chậu của mẹ. Những lỗ hổng ở xương sọ cho phép nó thay đổi hình dáng để bé có thể chui qua ống sinh của mẹ.

Bé luôn thấy đói

me
Bé đã trải qua hàng giờ ở khu xương chậu của mẹ. Những lỗ hổng ở xương sọ cho phép nó thay đổi hình dáng để bé có thể chui qua ống sinh của mẹ.

Trong những tuần đầu tiên, bạn sẽ có cảm giác như phải cho bé ăn suốt cả ngày vậy. Nhu cầu thường xuyên của bé là một cách tự nhiên giúp gia tăng lượng sữa ở mẹ. Những bé đang bú mẹ cũng có xu hướng nhanh đói hơn, bởi sẽ mẹ được tiêu hóa và hấp thụ trong khoảng thời gian ngắn hơn so với sữa công thức.

Chân tay của bé bị lạnh

Trước khi cặp nhiệt độ hay đắp chăn cho bé, hãy kiểm tra thân nhiệt của bé. Nếu thân bé vẫn ấm thì không có vấn đề gì cả. Hệ tuần hoàn của bé vẫn đang trong quá trình phát triển và máu sẽ được tập trung nhiều hơn vào các cơ quan và bộ phận quan trọng. Chân tay của bé là nơi cuối cùng được nhận nguồn máu tốt. Thời gian để hệ tuần hoàn của bé thích ứng với môi trường bên ngoài tử cung có thể kéo dài lên tới 3 tháng.

Bộ phận sinh dục lớn

Hiện tượng này không có sự tham gia của di truyền học hay hormone nam giới, mà do kết quả của áp lực trong quá trình sinh nở, cũng như chất lỏng bị mắc kẹt lại trong tế bào. Hiện tượng này sẽ biến mất trong vài ngày đầu tiên sau khi bé chào đời.

Môi bé bị phồng rộp

Không ít trẻ sơ sinh bị rộp môi do bú mẹ hoặc bú bình. Trong nhiều trường hợp, vết phồng rộp còn xuất hiện ngay khi bé mới chào đời do bé mút tay khi còn đang trong tử cung của mẹ. Vết chai này không những không gây khó chịu cho bé, mà còn giúp môi của bé dễ dàng ngậm núm vú của mẹ hơn. Vết chai sẽ biến mất trong một vài tháng sau khi xuất hiện.

Bé ngáy liên tục

Trẻ sơ sinh ngáy rất nhiều, nhưng không phải vì chúng lạnh hay bị ốm. Đó chỉ đơn giản là cách để các bé làm sạch mũi và các cơ quan hô hấp khác khỏi bụi hoặc chất bẩn. Việc ngáy cũng giúp mở tạm thời các lỗ mũi bị tắc nghẽn.

Da nứt nẻ

Khi còn ở trong bụng mẹ, da của bé được bảo vệ khỏi môi trường nước bởi một lớp phủ sáp màu trắng có tên là vernix. Nhưng khi bé ra khỏi bụng mẹ và tiếp xúc với không khí, lớp vernix bị mất và lớp da ngoài của bé khô dần rồi tách ra. Cha mẹ không nên bóc những lớp da khô này bởi có thể bóc nhầm những lớp da chưa tách hẳn. Ngoài ra, chất làm ẩm cũng không thực sự cần thiết bởi hiện tượng này chỉ kéo dài từ 1 tới 2 tuần.

Thở lạ

Cha mẹ đôi khi có thể sẽ cảm thấy hoảng sợ với những tiếng thở không đều đặn của con trẻ. Tuy nhiên, việc trẻ sơ sinh thỉnh thoảng thở ngắt quãng hay thở nhanh là hết sức bình thường. Đây là một phần trong quá trình phát triển cơ hoành và hệ thần kinh của trẻ. Tới thời điểm 6 tuần tuổi, trẻ sẽ phát triển cơ chế thở bình thường như ở người lớn.

Các biến chứng
Các biến chứng "bất ngờ" xảy ra trong khi sinh nở
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Ngày nay những biến chứng trong khi sinh cũng xảy ra nhiều hơn so với trước kia. Sau đây là những biến chứng thường gặp.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Nguyễn Trà Mi