1. Sốt xuất huyết
Tiết trời nồm ẩm, nóng lạnh thất thường kèm theo mưa trái mùa như hiện nay là điều kiện lý tưởng cho muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết sinh trưởng và phát triển. Do đó, các gia đình cần tích cực áp dụng các biện pháp tiêu diệt muỗi, phòng muỗi đốt cho trẻ.
Khi thấy con em có triệu chứng sốt cao trên 2 ngày, phải đưa đi khám ngay. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách, kết hợp theo dõi sát sao, người bệnh sốt xuất huyết sẽ rất nhanh khỏi.
2. Đầy bụng, khó tiêu
Ngày Tết ăn quá nhiều đồ đạm, tinh bột và chất béo, lại hay uống rượu bia, đồ có ga khiến bộ máy tiêu hoá quá tải dẫn tới chứng chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu. Để phòng tránh căn bệnh này, nên ăn thêm hoa hoa quả, rau xanh và thức ăn giàu chất xơ, hạn chế đồ ăn nhiều chất béo, chất đạm.
Nếu có thể, nên uống thêm một chút rượu vang đỏ (khoảng dưới 200ml) hoặc dùng thêm men tiêu hoá để kích thích khả năng làm việc của hệ tiêu hoá. Không nên uống quá nhiều nước ngọt, rượu bia, không ăn quá no.
3. Dị ứng, ngộ độc thức ăn
Ngày Tết Nguyên đán, bạn thường sử dụng rất nhiều loại đồ ăn, thức uống, trong đó có không ít món lạ, không thích hợp với cơ địa hoặc đã bị nhiễm khuẩn vì để lâu ngày, không được bảo quản đúng cách nên dễ có nguy cơ bị dị ứng, ngộ độc thực phẩm hoặc viêm dạ dày cấp.
Để phòng tránh căn bệnh thường gặp ngày Tết này, nên tránh dùng gia vị, đồ uống và thực phẩm lạ; không dùng quá nhiều loại thức ăn một lúc, những là các thực phẩm kỵ nhau; đồng thời phải bảo quản và sử dụng thực phẩm đúng cách, an toàn và bảo đảm vệ sinh.
4. Viêm loét dạ dày
Trong kỳ nghỉ Tết Âm lịch, chế độ sinh hoạt và ăn uống của nhiều người thường mất cân đối, phản khoa học khi thường xuyên thức khuya, ăn không đúng bữa hoặc bị căng thẳng vì chuyện tiền nong, sắm Tết. Điều này làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, đặc biệt là với những trường hợp từng có tiền sử bệnh.
Để có một kỳ nghỉ vui vẻ, an toàn, cần giữ cho tinh thần được thoải mái; ăn uống đúng giờ, điều độ, không ăn quá no; tránh uống bia rượu, đồ uống có ga hoặc chất kích thích, thực phẩm quá cay, chua. Ngoài ra có thể chuẩn bị sẵn một ít thuốc dạ dày để trong nhà phòng khi cần dùng đến.
5. Cảm lạnh, cảm cúm, bệnh về hô hấp
Thời tiết giao mùa, ẩm ướt, nóng lạnh thất thường trong dịp Tết Đinh Dậu 2017 này là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Thêm vào đó, các loại phấn hoa tươi và đồ trang trí Tết có thể khiến trẻ bị dị ứng hoặc mắc bệnh về đường hô hấp.
Để phòng tránh những căn bệnh ngày Tết này, cần giữ ấm cho cơ thể (nhất là với trẻ nhỏ); tránh hít phải phấn hoa, mùi lạ; vệ sinh tai, mũi và họng sạch sẽ; có thể dùng thêm một số gia vị có tác dụng phòng cảm lạnh, cảm cúm như tỏi, gừng.
6. Đột quỵ, cao huyết áp
Theo số liệu từ các bệnh viện, đột quỵ và cao huyết áp là 2 căn bệnh có tỷ lệ mắc phải rất cao trong những ngày Tết bởi thời gian này, người bệnh khó tuân theo chế độ sinh hoạt hợp lý, tâm trạng dễ bị kích động.
Để phòng tránh căn bệnh thường gặp ngày Tết này, cần nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ; không dùng đồ uống có cồn; giữ tinh thần ổn định và thoải mái; cần lưu ý nếu có biểu hiện đau đầu, hoa mắt. Đặc biệt, những cá nhân có tiền sử bệnh nên kiểm tra sức khoẻ định kỳ bằng máy đo huyết áp ở nhà và mua sẵn thuốc dự phòng.
7. Tiêu chảy
Trong dịp tết, thức ăn thường được chế biến sẵn để dự trữ sử dụng trong vài ngày đồng thời khi đồ ăn đã nấu chín thường để lâu bên ngoài môi trường tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển – nguyên nhân hàng đầu của bệnh tiêu chảy. Bênh cạnh đó cũng có những trường hợp ăn những đồ ăn lạ hoặc những món ăn kỵ nhau gây tiêu chảy. Với bệnh nhẹ sẽ khỏi khi thức ăn bị phân hủy hết nhưng nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài 24h thì cần nghĩ tới trường hợp ngộ độc và cần tới các cơ sở y tết để khám chữa và điều trị.
Để đề phòng tình trạng trên, chúng ta cần thực hiện ăn chín, uống sôi, bảo quản tốt thực phẩm đã sơ chế hay chế biến.
8. Tiểu đường
Tết là thời điểm mà hấu hết mọi sinh hoạt thường ngày của chúng ta sẽ bị xáo trộn, hình thành những thói quen xấu có hại với những bệnh nhân tiểu đường. Mâm cơm ngày tết với nhiều món ăn chiên xào cùng rượu bia nước ngọt đi kèm. Bên cạnh đó, du xuân chúc tết khiến chúng ta không thể ăn đúng giờ mà thay vào đó là các loại bánh kẹo, mứt… Chế độ sinh hoạt không hợp lý cũng việc ăn uống thất thường là nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao hoặc giảm xuống bất thường gây hậu quả nghiêm trọng.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe vui chơi ngày tết, bệnh nhân tiểu đường cần có chế độ ăn uống sinh hoạt luyện tập hợp lý. Không nên ăn quá nhiều các loại bánh mứt kẹo hay nước giải khát, các đồ ăn giảu chất béo… cùng với đó kết hợp luyện tập thể dục và chế độ sinh hoạt hợp lý.
9. Mỡ máu
Thức ăn ngày tết đa phần đều chưa nhiều cholesterol, chất béo, bột đường – là những yếu tố dẫn tới nguy cơ mỡ máu cao. Chất mỡ dung nạp tăng đột ngột khiến cơ thể không kịp chuyển hóa làm tăng lượng cholesterol dư thừa, chứng sẽ bám vào các thành mạch gây xơ vữa mạch máu, vỡ mạch máu dẫn tới tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ĐỒng thời, chế độ sinh hoạt dịp tết không điều độ cũng gây rối loạn sự cân bằng trong quá trình chuyển hóa chất béo tạo điều kiện phát sinh gan nhiễm mỡ.
Những người mắc mỡ máu thường được khuyên nên hạn chế các món ăn chiên xào, nội tặng, bánh chưng, giò chả.