Ngày 19/3, ông Lò Văn Khánh, Trưởng Công an xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm do ăn phải hoa cà độc khiến 4 người phải nhập viện cấp cứu.
Nạn nhân được xác định là vợ chồng ông Vi Văn Thắng (45 tuổi) và bà Hà Thị Tín (43 tuổi); chị Vi Thị Giới (20 tuổi) và một cháu gái 2 tuổi (con chị Giới).
Hoa cà độc dược có tính độc dược cao |
Trước đó, vào trưa 17-3, bà Tín đi làm rẫy hái được một giỏ hoa cà độc dược rồi mang về chế biến cho cả gia đình ăn. Sau bữa ăn, lập tức 4 người trong gia đình đều có triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, khó thở.
Khoảng 14h cùng ngày, người thân và hàng xóm của gia đình phát hiện sự việc đã ngay lập tức đưa 4 người tới trạm xá xã Xuân Hòa. Tuy nhiên, nhận thấy tình hình nghiêm trọng, cán bộ y tế xã Xuân Hòa đã nhanh chóng đề nghị chuyển bệnh nhân xuống bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cấp cứu.
Theo các bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, trong 4 nạn nhân, 3 người lớn bị ngộ độc nặng nhất do ăn hoa cà dại, bé gái 2 tuổi ngộ độ nhẹ do bú sữa mẹ.
Sau 2 ngày được điều trị tích cực, sáng 19-3, các bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Hiện, tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân đã dần ổn định và được chuyển từ khoa Hồi sức cấp cứu sang khoa Tiêu hóa.
ông Khánh chia sẻ: “Xuân Hòa là xã miền núi còn nhiều khó khăn, người dân nơi đây chủ yếu là dân tộc thiểu số nên có thói quen vào rừng hái rau dại về ăn. “Có thể gia đình bà Tín đã ăn phải hoa cà độc dẫn tới ngộ độc”.
Trong cây hoa cà độc dược (ở lá và hạt có hàm lượng cao nhất) có chứa nhiều ancaloit (hàm lượng toàn phần từ 0,2-0,5%), chủ yếu là scopolamin, còn có hyoscyamin, atropin và các saponin, flavonoit, tanin... với số lượng không đáng kể. Tác dụng dược lý chủ yếu là do các ancaloit: làm giãn phế quản, giãn đồng tử, giảm nhu động ruột và bao tử nếu những cơ quan này co thắt, làm khô nước bọt, dịch vị, mồ hôi. Theo Đông y, hoa cà độc dược có vị cay, tính ôn, có độc, có tác dụng ngừa suyễn, giảm ho, chống đau, chống co giật, phong thấp đau nhức. Lá là vị thuốc ngừa cơn hen, giảm đau bao tử, chống say tàu xe. Ngoài ra còn điều trị phong tê thấp, đau dây thần kinh toạ, đau răng... Người ta thường dùng lá cuộn thành điếu hay thái nhỏ vấn thành điếu thuốc để hút (chữa ho, hen suyễn), dùng lá hơ nóng đắp điều trị đau nhức, tê thấp, hoặc phơi khô tán bột mịn. Vì cây có độc tính cao nên chỉ dùng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Khi bị ngộ độc, có hiện tượng giãn đồng tử, mờ mắt, tim đập nhanh, giãn phế quản, môi miệng khô, khô cổ đến mức không nuốt và không nói được. Chất độc tác động vào hệ thần kinh trung ương, có thể gây tử vong do hôn mê. |
Hàng loạt học sinh nhập viện vì ngộ độc thức ăn (Xã hội) - (Phunutoday) - Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau khi ăn bánh kem vào bữa xế chiều, nhiều học sinh có triệu chứng đau bụng, nôn ói và phải đưa vào viện cấp cứu. |